[toc:ul]
Ngày 7-5-1953, Tướng Na-va được cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch quân sự nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương với hy vọng trong vòng 18 tháng "kết thúc chiến tranh trong danh dự".
Kế hoạch Na-va được thực hiện qua hai bước:
Thực hiện kế hoạch Na-va, thực dân Pháp đã xin tăng viện trợ quân sự của Mỹ gấp hai lần so với trước, ra sức tăng cường ngụy quân.
Như vây,với việc thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp - Mỹ nuôi hy vọng xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, trong vòng 18 tháng nhanh chóng chuyển bại thành thắng và kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Tháng 9-1953, Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả mặt trận chính diện và sau lưng địch. Phương hướng chiến lược của ta là tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công chiến lược vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tướng đối yếu, nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai. Đồng thời buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ. Phương châm chiến lược của ta là "tích cực, chủ động, linh hoạt". "đánh ăn chắc, đánh chắc thắng".
Thực hiện phương hướng chiến lược trên, trong cuộc tiến công Đông -Xuân 1953-1954, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch trên hầu khắp các chiến trường Đông Dương.
Ngày 20-11-1953, phát hiện bộ đội chủ lực của ta di chuyển lên Tây Bắc. Na-va cho 6 tiểu đoàn Âu -Phi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ
Đầu tháng 12-1953, bộ đội chủ lực của ta ở Tây Bắc tổ chức một bộ phận bao vay uy hiếp quân địch ở Điện Biên Phủ, bộ phận còn lại mở cuộc tiến công giải phóng toàn bộ tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ). Na-va buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường. Như vậy, sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ là nơi tập trung quân thứ hai của địch.
Cũng đầu tháng 12-1953, liên quân Việt -Lào mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng toàn tỉnh Thà Khẹt đồng thời bao vây uy hiếp Xê -nô. Na-va tăng cường lực lượng cho Xê-nô. Đây là nơi tập trung quân thứ ba của địch.
Cuối tháng 11-1954, để đánh lạc hướng phán đoán của địch. Quân ta phối hợp với quân Lào mở cuộc tiến công Thượng Lào. Na-va cho tăng cường lực lượng ở Luông Pha -bang để nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của địch.
Đầu tháng 12-1954, ta mở cuộc tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plây-ku. Na -va tăng cường lực lượng cho Plây-ku và Plây-ku trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.
Như vậy, bản chất kế hoạch Na-va là sự tập trung nhưng với cuộc tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953-1954, ta buộc địch phải phân tán lực lượng thành năm nơi. Chúng trở nên bị động đối phó với ta. Có thể nói cuộc tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953-1954 đã bươc đầu làm phá sản kế hoạch Na-va.
Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Việt -Lào, có vị trí chiến lược quan trọng. Pháp - Mỹ quyết dồn mọi cố gắng nỗ lực cuối cùng để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, thành pháo đài bất khả xâm phạm là con nhím khổng lồ của vùn núi rừng Tây Bắc. Để xây làm được điều đó Pháp -Mỹ đã làm những việc sau:
Được sự giúp đỡ của Mỹ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tạp đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Lực lượng ở đây lúc cao nhất là 16200 quân, được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành ba quân khu: phân khu trung tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh, phân khu bắc và phân khu Nam.
Xây dựng Điện Biên Phủ như vậy, Pháp - Mỹ cho rằng Điện Biên Phủ là "Pháo đài bất khả xâm phạm", là cái chảo lửa thu hút quân chủ lực của ta để tiêu diệt.
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí đạn dược, quân trang của địch.
Hội nghị Giơ-ne-vơ
Tháng 1/1954, Hội nghị Ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp ở Béc-lin thỏa thuận triệu tập hội nghị Giơ-ne-vơ giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương. 08/05/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn Việt Nam do Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn được chính thức mời họp. Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị diễn ra gay gắt do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp – Mỹ. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 21/07/1954 Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết .
Hiệp định Giơ-ne-vơ :
Gồm các văn bản :Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam,Lào,Cam pu chia ;Bản Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị và các phụ bản khác .
Nội dung :
Ý nghĩa:
Như vậy, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ta buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
Ý nghĩa lịch sử
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Chiến thắng này góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là sự kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Như vậy, có thể khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn". "Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới".
Thắng lợi trên mặt trận chính trị
Thời gian | Sự kiện |
2-1951 | Đại hội đại biểu lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương. |
3-3-1951 | Thống nhất mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt |
21-7-1954 | Buộc Pháp ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ
|
Thắng lợi trên mặt trận quân sự
Thời gian | Sự kiện |
19-12-1946 đến 17-2-1947 | Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Thực hiện nhiệm vụ giam chân địch. |
7-10-1947 đến cuối tháng 11-1947 | Chiến dịch Việt Bắc |
16-9 -1950 đến 22-10-1950 | Chiến dịch Biên giới |
Đông xuân 1950-1951 |
Chiến dịch trung du Chiến dịch đường số 18 Chiến dịch Hà- Nam - Ninh |
23-2-1952 | Chiến dịch Hòa Bình |
Đầu tháng 12-1953 | Ta giải phóng toàn bộ tỉnh Lai Châu uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ |
Đầu tháng 12-1953 | Tiến công địch ở Trung Lào, uy hiếp Xê-nô |
Cuối tháng 1-1954 | Giải phóng PhongXa-lì và mở rộng vùng giải phóng Lào. |
2-1952 | Giải phóng Kon Tum uy hiếp Plây- Ku |
13-3 đến hết 7-5-1954 | Chiến thắng Điện Biên Phủ. |