Những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt:
- Tư tưởng:
- Tư tưởng yêu nước, thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội, được biểu hiện thông qua các chính sách của nhà nước trong việc quan tâm đến sản xuất và đời sống nhân dân. Đó là cội nguồn của tư tưởng "lấy dân làm gốc".
- Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần. Đến thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ, góp phần vào quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ trí thức, quan lại và bồi dưỡng những người hiền tài. Nho sĩ trở thành một lực lượng quan trọng trong triều đình.
- Tôn giáo:
- Phật giáo du nhập từ thời kì Bắc thuộc, phát triển mạnh mẽ trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý, Trần. Các vua kế tiếp nhau dựng chùa, đúc chuông. Ở các làng, chùa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, vừa là nơi dạy chữ, vừa là nơi tổ chức hội hè.
- Đạo giáo được duy trì, phát triển trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, đặc biệt là thời Đinh, Tiền Lê, Lý.
- Trong các thế kỉ XIII-XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập vào Đại Việt.
- Tín ngưỡng:
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt tiếp tục được duy trì.
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng ngày càng phổ biến ở các làng, xã.
- Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các anh hùng, tổ nghề,....cũng phát triển, tạo nên truyền thống văn hóa tốt đẹp trong cuộc sống.