Các cuộc đại phát kiến địa lí tác động như thế nào đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục?...

3. Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử

- Các cuộc đại phát kiến địa lí tác động như thế nào đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục?

- Đọc tư liệu 1.10, quan sát hình 1.11 và thông tin trong bài, em hãy cho biết hệ quả của phát kiến địa lí đã tác động thể nào tới châu Phi và châu Mỹ?

- Nếu một ví dụ về sự thay đổi trong tiến trình lịch sử của các nước châu Á sau cuộc thám hiểm của Ma-gien-lan.

 

Câu trả lời:

* Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục:

- Sau những cuộc phát kiến địa lí, nhận thức của con người thay đổi, họ có hiểu biết mới về những vùng đất, đại dương, những con đường,... từ đó mở ra một thời kì giao lưu, tiếp xúc văn hoá, trao đổi hàng hoá, cây trồng, vật nuôi,... giữa các châu lục. Các cuộc phát kiến địa lý đã thúc đẩy quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông Tây trở nên dễ dàng hơn. 

* Hệ quả của phát kiến địa lí đã tác động tới châu Phi và châu Mỹ:

- Châu Âu:

+ Một khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu được mang về châu Âu, thúc đẩy sản xuất, thương nghiệp phát triển, đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

 

- Các cuộc phát kiến địa lí cũng dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, các nước châu Âu lần lượt chiếm đóng và phân chia thuộc địa ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á và xuất hiện nạn buôn bán nô lệ da đen.

- Châu Mỹ: Người bản địa châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.

* Ví dụ về sự thay đổi trong tiến trình lịch sử của các nước châu Á sau cuộc thám hiểm của Ma-gien-lan.

  Một trong những hệ quả của phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI, đặc biệt là cuộc thám hiểm của Ma-gien-lan là sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa. Sau đó, nhiều nước châu Á đã trở thành thuộc thuộc địa của các nước châu Âu, các nước châu Á đã chuyển từ công cuộc chống phong kiến sang con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó có Việt Nam. Vào năm 1884, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân, trong đó chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

 

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net