Đề bài: Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm của lớp em trong một tiết dạy cho các bạn lớp khác đều biết và nói lên những cảm nghĩ của mình.

Đề bài: Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm của lớp em trong một tiết dạy cho các bạn lớp khác đều biết và nói lên những cảm nghĩ của mình. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn 3 dàn bài + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm của lớp em trong một tiết dạy cho các bạn lớp khác đều biết và nói lên những cảm nghĩ của mình.

Đề bài: Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm của lớp em trong một tiết dạy cho các bạn lớp khác đều biết và nói lên những cảm nghĩ của mình.

Dàn bài

1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật cần tả, thời gian và địa điểm được tả.

2. Thân bài:

  • Hôm đó, cô giáo con mặc bộ quần áo dài màu xanh nước biển.
  • Tóc cô cột cao sau gáy. 
  • Cô bắt đầu câu chuyện bằng giọng trầm trầm.
  • Giọng cô nhẹ nhàng, ấm áp làm cả lớp dóng tai lên nghe còn mắt thì chăm chú nhìn về phía mắt cô nhìn.
  • Cuối tiết học, cô ân cần nhắc nhở chúng con hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em sau khi kết thúc tiết học và tình cả của em dành cho cô giáo.

Bài văn

Cô giáo chủ nhiệm lớp con là giáo viên giỏi của trường. Cô của con dạy tiết nào cũng đều rất hay. Nhưng con cá ấn tượng nhất khi cô dạy tiết kể chuyện Người đi săn và con nai. Cho đến bây giờ con vẫn như thấy hình ảnh cô đang giảng bài trước mắt con.

Hôm đó, cô giáo con mặc bộ quần áo dài màu xanh nước biển. Tóc cô cột cao sau gáy. Mỗi bước cô đi, tóc cô lại đưa đưa theo nhịp bước. Cả lớp ngước mắt nhìn theo mỗi bước cô đi. Cô bắt đầu câu chuyện bằng giọng trầm trầm: “Có một người thợ săn…” Khi kể đến đoạn dòng suối khuyên người đi săn không nên bắn nai vì nai hay đến soi gương xuống mặt suối, giọng cô nhỏ nhẹ, nhưng có sức thuyết phục. Kể đến đoạn cây trám hỏi người thợ săn đi đâu và người thợ săn trả lời đi săn nai vì thịt nai ngon lắm, giọng cô lúc đó thể hiện sự tức giận. Đặc biệt khi kể đoạn người thợ săn say sưa ngắm vẻ đẹp của chú nai dưới ánh trăng, cô giáo nhìn xa, mơ màng như cỗ đang ngắm chú nai thật dưới ánh trăng trong rừng. Giọng cô nhẹ nhàng, ấm áp làm cả lớp dóng tai lên nghe còn mắt thì chăm chú nhìn về phía mắt cô nhìn. Giọng cô thoải mái, hả hê khi kể đến đoạn con nai chạy biến vào rừng còn người đi săn trở về không. Khi đó, nét mặt, ánh mắt, động tác của cô làm cho cả lớp cũng thấy thoải mái, vui vẻ hơn khi con nai thoát nạn. Cuối tiết học, cô ân cần nhắc nhở chúng con hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.

Giọng nói, ánh mắt, nét mặt của cô đã để lại ẩn tượng sâu sắc trong con. Con không bao giờ quên được tiết học, quên được dáng vẻ của cô, quên được bài học bổ ích mà cô đã dạy con trong tiết kể chuyện hôm ấy.

Bài mẫu 2: Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm của lớp em trong một tiết dạy cho các bạn lớp khác đều biết và nói lên những cảm nghĩ của mình.

Đề bài: Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm của lớp em trong một tiết dạy cho các bạn lớp khác đều biết và nói lên những cảm nghĩ của mình.

1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật cần tả, thời gian và địa điểm được tả.

2. Thân bài:

  • Ngoại hình:
    • Cô giáo của em hơi đứng tuổi.
    • Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy.
    • Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong”.
    • Hôm ấy cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp.
    • Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.
  • Tiết học diễn ra:
    • Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. 
    • Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng.
    • Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bối cảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì.
    • Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo.
    • Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng.
    • Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại.
    • Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em sau khi kết thúc tiết học và tình cả của em dành cho cô giáo.

Bài văn

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồi đầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bối cảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

Bài mẫu 3: Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm của lớp em trong một tiết dạy cho các bạn lớp khác đều biết và nói lên những cảm nghĩ của mình.

Đề bài: Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm của lớp em trong một tiết dạy cho các bạn lớp khác đều biết và nói lên những cảm nghĩ của mình.

Dàn bài

1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật cần tả, thời gian và địa điểm được tả.

2. Thân bài:

  • Hình dáng:
    • Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. 
    • Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu.
  • Giờ học bắt đầu:
    • Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ.
    • Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi.
    • Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. 
    • Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. 
    • Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em.
    • Cô giảng bài rất dễ hiểu.
    • Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp.
    • Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. 
    • Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. 
    • Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. 
    • Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em sau khi kết thúc tiết học và tình cả của em dành cho cô giáo.

Bài văn

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 5


Copyright @2024 - Designed by baivan.net