[toc:ul]
Dàn bài
1. Mở bài: giới thiệu nhân vật miêu tả.
2. Thân bài:
3. Kết bài: cảm nghĩ của em sau khi chứng kiến cảnh ấy.
Bài văn
Chiều nào cũng vậy, khi học bài xong, ra cổng chơi em đều thấy bà cụ Năm ở nhà bên cạnh đang ngồi dỗ dành, bón cơm cho đứa cháu ở giữa sân.
Bà cụ đã già lắm, chắc đã ngoài sáu mươi. Cái lưng còng xuống bởi gánh nặng thời gian trôi trên đôi vai gầy guộc. Lúc nào cũng thấy bà mặc chiếc áo bà ba đen rộng thùng thình. Trên vai thường vắt chiếc khăn tay nhỏ làm ướt cả một mảng lưng áo. Một tay bà bưng chén cơm vun cao, đầy những miếng thịt xé nhỏ. Tay kia cầm chiếc muỗng nhỏ xíu xúc từng muỗng cơm đầy đưa lên miệng cháu. Bé trai chừng hai tuổi, dáng bụ bẫm, dễ thương, người thấp lũn đũn, mặc chiếc áo may ô trắng. Bé mang đôi giày cao su trắng, ôm gọn lấy hai bàn chân vun tròn, lúc nào cũng lững chững chạy hết chỗ này đến chỗ kia, làm cho bà phải chạy theo rất vất vả.Cháu cứ chạy tới, chạy lui, còn bà thì cứ đuổi theo. Chiếc chén và cái muỗng đầy cơm lúc nào cũng đưa về phía bé. Bà nắm dược cháu, ôm gọn vào trong lòng. Cháu co chân lên đeo vào lòng bà, cười như nắc nẻ. Tiếng cười giòn nghe trong trẻo làm sao! Bà dỗ dành giọng khàn khàn vì tuổi già nhưng thật âu yếm: “Cháu ăn miếng cơm đã nào! Ngoan nào!”. Hai hàm răng chuột nhỏ và thưa cứ cắn chặt. Đầu bé lắc lia lịa cứ đẩy muỗng cơm ra. Những sợi tóc măng mềm mịn như tơ, hoe vàng tua tủa lắc qua lắc lại theo nhịp bước chân. Bà vẫn kiên nhẫn dỗ dành. Mãi cháu mới há miệng ra đón lấy muỗng cơm. Khi cái miệng nhỏ bé hé ra, cái miệng móm mém của bà cũng hé theo. Cháu ngậm cơm, lại bỏ chạy. Bà dằm cơm múc muỗng khác chờ đợi… Có khi muỗng cơm đầy quá, bà lại xòe bàn tay ra vuốt vuốt lên ngực cháu. Bàn tay già nua, nhăn nheo để lộ lên những sợi gân nổi cộm, ngoằn ngoèo. Thấy cháu nuốt trôi miếng cơm, bà không giấu được vẻ vui mừng: “Ngoan lắm! Ngoan lắm!”. Lâu lâu, vướng phải hạt cơm cứng, cháu nhả ra, bà lại vội vã đưa tay ra hứng sợ dây bẩn áo cháu, rồi bà rút chiếc khăn ướt trên vai, lau miệng cho cháu bé, âu yếm dỗ dành. Cứ thế, hôm nào cũng mãi đến khi tắt nắng, cháu mới ăn hết chén cơm và bà lại hôn hít, cõng cháu trở về nhà.
Nhìn bà Năm dỗ cháu, em nhớ đến bà ngoại vô cùng. Bà em đã mất lâu rồi. Nếu còn sống, chắc bà cũng thương yêu, chiều chuộng đàn cháu nhỏ như thế. Mẹ em bảo, hồi em còn tí xíu, chiều nào bà cũng dỗ dành đút cơm cho em như vậy.
Dàn bài
1. Mở bài: giới thiệu nhân vật miêu tả.
2. Thân bài:
3. Kết bài: cảm nghĩ của em sau khi chứng kiến cảnh ấy.
Bài văn
Một hôm nọ em đang rảo bước trên con đường đi học về em bất chợt nhìn vào một nhà thấy có một cụ già đang bón cơm cho cháu. Em đứng lại xem một lúc thì mới đi.
Cụ già chắc cũng tầm bẩy mươi tuổi còn em bé chừng hai ba tuổi gì đó. Cụ cho em bé ăn rất là chậm rãi và em bé này rất lười ăn nên cụ phải nịnh mãi bé mí ăn.
Mỗi lần cụ xúc một thì cơm bón cho bé là cụ lại kể một câu chuyện cổ tích nào đó. Em bé có vẻ rất thích và mới chịu ăn. Cứ như vậy trong suốt quá trình ăn hết bát cơm. Cụ thì cũng đã già tay chân cũng đã yếu nên đôi khi thìa cơm cụ đang đút cho bé ăn có vẻ hơi bị run run và có những hạt cơm bị rơi ra ngoài.
Nhưng vẻ mặt của cụ tỏ ra rất là hạnh phúc vì vẫn được ở cạnh cháu của mình vẫn được bón cơm cho cháu.Và em bé này cũng rất là ngoan nên mỗi khi ăn xong em liền nằm vào trong lòng cụ, cụ xoa đầu và hát ru cho bé ngủ.
Và ngày hôm sau em đi đến đoạn này em lại nhìn vào và lại được nhìn thấy cụ và cháu bé đang bón cơm cho nhau. Em thấy cụ đang rất hạnh phúc và em bé cũng vậy. Đúng là tình cảm bà cháu thiêng ling và sâu đậm khiến em nhớ đến lúc trước bà nội em cũng bón cơm cho em ăn.
Hình ảnh bà cụ bón cơm cho em bé đó mãi in sâu vào tâm trí em. Sau lần đó ngày ngày em đi qua em lại ngó vào nhìn bà cụ và em bé. Sau mỗi lần như vậy có lẽ bà cụ đó đã thấy em và hay mời em vào chơi. Nên em rất quý bà cụ này.
Dàn bài
1. Mở bài: giới thiệu nhân vật miêu tả.
2. Thân bài:
3. Kết bài: cảm nghĩ của em sau khi chứng kiến cảnh ấy.
Bài văn
Bé Tin Tin ngồi bệt ngay xuống nền nhà. Mồm lúng búng ngậm miếng cơm, không chịu nhai, nuốt. Bé còn đang mải chơi ô tô, một chiếc ô tô điều khiển bằng pin.
Tin Tin vừa điều khiển xe chạy vừa kêu pin pin làm bắn cả cớm trong mồm ra nhà. Ngồi cạnh Tin Tin là bà ngoại. Bà ngoại vừa dỗ Tin Tin ăn, lại vừa phải dọn dẹp để xe ô tô của Tin Tin có đường chạy và thu nhặt cơm vương vãi trên nền nhà. Tin Tin đang say mê điều khiển cho xe ô tô điện tử chạy trong phòng. Mồm vẫn ngậm lúng búng miếng cơm, không chịu nhai, không chịu nuốt. Mỗi lần xe đụng vào đồ đạc trong phòng, bật lùi lại, không tiến lên được, Tin Tin lại vừa bấm nút điều khiển vừa thét lên Đi! Cơm lại văng tung tóe từ mồm bé ra nhà. Cái xe ô tô lại lách sang bên tiến lên. Bà ngoại lại vội nhặt từng hạt cơm vương vãi trên nền nhà. – Kìa, cháu không nhai, không nuốt cơm đi thì cái xe nó thiếu xăng nó chạy làm sao được! Nó đói quá nên nó mới đâm phải cái ghế đấy! Quả thật cái xe lại đâm sầm vào chân ghế, bật ngược trở lại. Tin Tin nghe lời bà, nhai trệu trạo vài cái rồi nuốt luôn. Chỉ đợi có thế, ngoại liền đưa muỗng cơm sát miệng Tin Tin. – Nào, mở nắp xăng ra, tôi đổ thêm lít xăng nữa nhé, xăng 92 đấy! Tin Tin lại ngoan ngoãn há miệng, nhưng tây vẫn không rời hộp điều khiển xe, mắt vẫn chăm chú vào chiếc ô tô. Tin Tin nhai vội mấy miếng, rồi la toáng lên Quặt gấp! Chiếc xe đang chạy thẳng liền làm một đường cua thật khéo, quay ngược trở lại con đường nó vừa chạy tới. Tin Tin khoái chí giả tiếng máy bay ù ù ù. Ngoại cũng la lên: – Cua đẹp quá! Bác tài này thật giỏi! Thưởng cho bác một miếng phomát đây, há mồm ra nào! Tin Tin có vẻ thích thú, lại há to mồm trước lời tán dương của ngoại. Ngoại xúc đầy muỗng cơm, khéo léo đưa vào cái miệng xinh xinh của bé. Tin Tin vừa tròn ba tuổi, trông bụ bẫm. Nước da trắng hồng như nước da của mẹ cháu. Đôi mắt mở to, đen nhánh lộ rõ vẻ thông minh. Ba cháu vẫn tự hào đó là đôi mắt của ba cháu – một bác sĩ giỏi vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y khoa. Bé mặc thun trắng, trên ngực có hình một chú thỏ con đang tung tăng đến trường; cặp sách đeo chéo trên vai nhưng tay lại giơ cao chiếc kem que, miệng cười ra chiều sảng khoái lắm! Đôi giày vải đỏ ôm khít lấy đôi chân nhỏ xinh. Đang ngồi bệt dưới đất điều khiển xe, Tin Tin nổi hứng, đứng bật dậy, vừa chạy theo xe, vừa la: Mau, mau! Trễ giờ của tôi rồi! Mau, mau! Các xe khác tránh ra! Ngoại cũng vội đứng lên, chạy theo bé: Chầm chậm thôi, bác tài, đèn đỏ kìa, dừng xe lại! Tin Tin cho xe dừng lại sát ngay chân bà ngoại. Bây giờ ngoại phải bồi dưỡng cho bác tài trước khi xe qua cầu ngầm nhé! Ngoại nói xong liền xúc đầy một muỗng cơm, cẩn thận đưa vào miệng cho bé. Miệng ngoại cũng há ra cho đến khi Tin Tin ngậm muỗng cơm, ngoại mới ngậm miệng lại. Ngoại không giấu được vẻ vui mừng khi đút được cho cháu muỗng cơm. Cũng có lúc, thằng cháu chợn, nhả cơm ra. Ngoại vội vàng ngửa bàn tay hứng láy, rồi rút khăn lau miệng cho cháu. Cho cháu uống miếng nước, rồi ngoại lại dỗ dành đút cho cháu miếng cơm khác. Phải gần một tiếng đồng hồ ngoại mới cho được thằng cháu ăn hết chén cơm. Ngoại lau miệng cho cháu, cho cháu uống nước. Rồi ngoại tất tả thu dọn nhà cho sạch cơm còn vương vãi.
Bữa ăn nào của Tin Tin cũng kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Và ở nhà này, cũng chỉ có ngoại mới khéo dỗ dành cho Tin Tin ăn hết được chén cơm. Em chợt nhớ đến câu tục ngữ quen thuộc mà mẹ em vẫn thường nói: Cháu bà nội, tội bà ngoại.