Giải SBT KNTT ngữ văn 10 bài 5: Tích trò sân khấu dân gian (Đọc và Thực hành tiếng Việt)

Giải chi tiết, cụ thể SBT ngữ văn 10 tập 1 bộ sách kết nối tri thức bài 5: Tích trò sân khấu dân gian (Đọc và Thực hành tiếng Việt) . Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Đọc và Thực hành tiếng Việt 

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Xuý Vân giả dại trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 127–130) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật Xuý Vân được thể hiện qua lớp chèo Xuý Vân giả dại.

2. Liệt kê những từ, cụm từ chỉ trạng thái nội tâm của Xuý Vân được bộc lộ qua lời thoại. Trên cơ sở đó, hãy phân tích nguyên nhân sâu xa thúc đẩy Xuý Vân bày ra cảnh giả dại của mình.

3. Giữa giả dại và điên thật nhiều khi không có ranh giới rõ ràng. Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại có thể làm minh chứng cho điều này.

4. Nêu những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát. So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu” thể lục bát xuất hiện ở đây có điểm gì khác biệt? Bạn đánh giá thế nào về tác dụng của điểm khác biệt đó trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật và miêu tả tình huống của lớp chèo?

5. Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ "đò" trong hai dòng thơ sau:

Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

6. Xác định nghĩa của các từ trắng giới giờ trắng trong lời thoại sau của Xuý Vân:

Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.

Gió trăng thời mặc gió trăng,

7. Xuý Vân có đáng được thông cảm hay không? Nêu ý kiến của bạn về vấn đề này.

Trả lời:

1. Qua lớp chèo Xúy Vân giả dại, tính cách nhân vật Xúy Vân hiện lên là người phụ nữ khát khao hạnh phúc gia đình. Cô luôn mong ước một cuộc sống hôn nhân đủ đầy tình yêu. Người phụ nữ bỏ mặc định kiến xã hội, vươn mình đi tìm lấy hạnh phúc cho chính mình.

2. Những từ, cụm từ chỉ trạng thái nội tâm của Xuý Vân được bộc lộ qua lời thoại: đau, chờ, đợi, chả nên gia thất thì về, mặc, điên cuồng, rồ dại, đắng cay, ức, thương, nhớ.

Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy Xúy Vân bày ra cảnh giả dại của mình chính bởi khát khao hạnh phúc của bản thân. Sống cuộc sống hôn nhân nhưng không cảm nhận được tình thương khiến cô buồn tủi. Qua những từ, cụm từ ấy, có thể thấy Xuý Vân bày ra cảnh giả dại vì mang nỗi bất bình lớn với tình trạng cuộc sống hiện tại, muốn được thực sự sống theo đòi hỏi của trái tim đầy thương yêu, khao khát.

3. Khi biết mình bị gã sở khanh lừa, tâm trạng Xúy Vân là mớ cảm xúc hỗn độn. Những tưởng đã tìm lấy được hạnh phúc của bản thân khi tự mình bỏ ngoài tai định kiến xã hội, giả điên để chồng bỏ nhưng kết quả lại không đúng như mong đợi. Chính thế mà khi người chồng cũ lúc này đã thành danh, dừng lại cho cô bạc mà khiến cô xấu hổ vô cùng. Điên giả và điên thật nhập nhằng với nhau. Âu là bài học để đời của Xúy Vân. Rõ ràng, tâm trạng và hành xử của Xuý Vân đầy mâu thuẫn. Người xem chèo hay đọc kịch bản chèo một mặt có thể nói Xuý Vân đã dựng lên màn giả dại rất đạt, mặt khác lại thấy rõ những mâu thuẫn này là tồn tại thực, thể hiện con người thực của Xuý Vân - một người không thể tự chủ trước bao lời réo gọi từ nhiều phía khác nhau.

4. Những đoạn lời thoại:

– Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

– Cách con sông nên tôi phải luỵ đò,

[...]

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chở quên.

- Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

- Rủ nhau lên núi Thiên Thai,

Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây.

Ba cô bán mắm trong làng,

Mắm không bán hết, còn quang với thùng..

– Con cá rô nằm vũng chân trâu,

Để cho năm bảy cần câu châu vào!

– Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,

Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.

- Ông Bụt kia bẻ cổ con nai, Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây. [...]

Khác biệt: ở một vài dòng thơ, số tiếng nhiều hơn 6, nhiều hơn 8. Thi thoảng xuất hiện nhiều dòng có nhịp lẻ. 

Tác dụng: Thể hiện được sự xáo động trong suy nghĩ, tâm trạng của Xúy Vân. Đồng thời, việc kéo dài câu thơ phù hợp với lớp chèo khi nhân vật có đủ thời gian để vừa ca vừa múa. Đây chính là hình thức lục bát biến thể. Việc chêm vào nhiều tiếng và biến đổi cách ngắt nhịp như nói trên có tác dụng làm cho lời thơ gần với lời nói hằng ngày, một mặt diễn tả được tâm trạng bấn loạn, rối bời của nhân vật, mặt khác thể hiện được tính bất thường của hoàn cảnh mà nhân vật đang lâm vào. Thêm nữa, việc kéo dài câu thơ còn có tác dụng tạo đủ thời gian cho diễn viên thực hiện các động tác múa kèm theo lời hát.

5. Tôi kêu đò, đò nọ không thưa: từ “đò” ở đây là người lái đò.

Càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò: từ “đò” ở đây lại mang hàm ý ẩn dụ chỉ sự trách móc khi chuyến đò khiến nhân vật lỡ làng hoặc ế ẩm, đáng than thở.

6. “Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng / Gió trăng thời mặc gió trăng” ở đây, bên cạnh việc nói về hiện tượng tự nhiên gió, trăng đơn thuần mà còn thể hiện tính cách đào hoa của con người.

=> Người “trăng gió” hoặc người “gió trăng” là người đa tình, dễ yêu, hồi đáp nhạy bén với tiếng gọi của tình yêu, phần nào coi nhẹ những nguyên tắc giao tiếp giữa nam và nữ mà xã hội phong kiến đã quy định.

7. Theo em, Xúy Vân đáng được thông cảm. Bởi lẽ, người phụ nữ nào trong cuộc sống hôn nhân cũng mong muốn mình được yêu thương đủ đầy. Với Xúy Vân, có chồng nhưng vì chồng mải mê học hành mà không dành thời gian bên cô khiến cô buồn tủi. Chính nguyên do này mới khiến Xúy Vân có hành động táo bạo giả điên để mong chồng bỏ, đi đến tình yêu của đời mình. Tiếc rằng, đối tượng cô dành tình cảm lại là kẻ trăng hoa.

Trả lời: 1. Dòng tâm trạng: mong ngóng về một hạnh phúc mới xen lẫn vào đó là nỗi ấm ức. Dòng tâm trạng có thuần nhất bởi nhìn vào dòng tâm trạng, ta thấy rằng, ở 3 dòng đầu, thể hiện rõ nét nỗi ấm ức nhưng sau đấy lại bộc bạch ao ước hạnh phúc rồi cuối cùng là nỗi ấm ức quay trở lại khi nhìn về thực...
Trả lời: 1. Nhân vật Tri huyện Đề lạiChức phận- Cai quản 1 huyện ở Việt Nam thời phong kiến và được duy trì trong thời thuộc Pháp.- Có uy thế.Viên thư kí ở huyện đườngTính cách- Không coi trọng công lí, chiến thắng sẽ giành cho kẻ hối lộ nhiều tiền của.- Gian nanh, tham lam.- Nịnh nọt.- Tham...
Trả lời: 1. Nhan đề văn bản đã gợi lên sự tò mò cho người đọc về loại hình nghệ thuật múa rối nước đang được hồi sinh ở thời hiện đại. 2. Nội dung nhấn mạnh sự mới mẻ của nghệ thuật múa rối nước khác với các loại hình nghệ thuật khác: ở “sàn diễn”, “diễn viên"; ở sự hoán chuyển vị trí,...
Trả lời: 1. Tóm tắt tình huống: Trên đường vượt khỏi vòng vây của kẻ gian, Kim Lân đưa hoàng tử con vua Tề chạy trốn. Vào thời điểm túng quẫn, Kim Lân gặp hồn Linh Tá cứu giúp nhờ đó mà thoát mạng, đến được thành Sơn Hậu.Ấn tượng chung về tình huống: Đây là tình huống gay gấn, tạo sự hồi hộp cho người...
Trả lời: 1. Văn bản cung cấp cho chúng ta về vai hề cùng các nhân vật trào phúng trong chèo.2. Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa:- Vai hề gồm hề mồi và hề gậy, thường là người hầu”.- Vai hề luôn tạo ra tiếng cười, tạo cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc đa dạng trong vở chèo và ở người xem chèo.- Vai...
Tìm kiếm google: Giải SBT ngữ văn 10 kết nối tri thức, giải vở bài tập ngữ văn 10 kntt, giải BT ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 5: Tích trò sân khấu dân gian (Đọc và Thực hành tiếng Việt)

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net