Văn mẫu 7 chân trời bài 3: Thảo luận một vấn đề gây tranh cãi

Đề bài: Viết văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen?

Bài làm

Từ bao đời nay, nét trong sáng cao đẹp, phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam luôn được ca ngợi. Qua tục ngữ, ca dao ta thấy hiện lên từng nét đẹp của tâm hồn giúp ta hiểu được chân giá trị của con người. Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy nước đọng. Bông sen đơn sơ chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã lúp nào cũng ngan ngát. Hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn một vị nào khác dù hoa sen ở trong đầm. Đầm lầy càng u tối, hôi hám thì bông sen càng đẹp đẽ sáng tươi. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của con người Việt Nam hiện lên một cách thật tự nhiên, hợp lí đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Bài văn mẫu 2: Suy nghĩ của em về vấn đề Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường.

Bài làm

Cuộc sống của chúng ta đang được hỗ trợ rất nhiều bởi các thiết bị công nghệ thông minh. Việc một cá nhân nào đó sở hữu chiếc smartphone, laptop hay máy tính bảng đã không còn là điều quá xa vời. Trong công việc hay học tập, các thiết bị này đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vậy, theo các bạn, có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại ở trường lớp hay không?

Đầu tiên,  việc dùng điện thoại sẽ khiến chúng ta không thể tập trung vào tiết học. Khi giáo viên giảng bài phía trên, một vài học sinh bên dưới lại dùng điện thoại để lướt Facebook, chơi game,... Cứ như vậy, ngày qua ngày, các bạn ấy không chú tâm lắng nghe bài học, dẫn đến hổng kiến thức. Sau đó, để đạt điểm cao trong thi cử, một số cá nhân sẽ dùng phao, copy bài bạn hoặc chép trên mạng. Dần dần, học sinh không chỉ thiếu hụt tri thức mà còn xuống cấp về đạo đức.

Tiếp theo, sử dụng điện thoại quá thường xuyên còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mỗi người. Trong lớp học, để không muốn giáo viên phát hiện việc dùng điện thoại, một số người đã cho ánh sáng màn hình giảm xuống rất thấp. Điều này sẽ làm mắt chúng ta bị cận thị. Đó còn là những bạn học sinh chỉ mải ngồi một chỗ để lướt điện thoại nên lười vận động.

Tuy nhiên, học sinh có thể sử dụng điện thoại trong giờ học khi có sự đồng ý của giáo viên. Chẳng hạn, điện thoại sẽ giúp chúng ta nhanh chóng tiếp cận với các câu hỏi trắc nghiệm trên kahoot, quizizz. Ngoài ra, chúng ta có thể tra cứu tài liệu, thảo luận nhóm, làm bài tập online từ các ứng dụng, phần mềm.

Bài văn mẫu 3: Thảo luận về vấn đề gây tranh cãi Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh.

Bài làm

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc tiếp cận với khoa học công nghệ và mạng xã hội chắc hẳn không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt là các thể hệ học sinh. Chính vì thế,  vấn đề “Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh” đang nhận được rất nhiều quan tâm. Để phục vụ cho quá trình học tập, các em học sinh sử dụng mạng xã hội với nhiều chức năng khác nhau. Ví dụ các em có thể dễ dàng tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho môn học, tra cứu những câu hỏi, đáp án để tham khảo, hỗ trợ cho các em có một kết quả học tập cao. Bên cạnh đó, các em có thể liên hệ, trao đổi bài học với nhau thông qua mạng xã hội qua các ứng dụng như facebook, zalo, zoom,... Dựa trên thực tế đó, em đồng tình với vấn đề ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh. Thứ nhất, việc xây dựng nội quy về sử dụng mạng xã hội giúp xây dựng môi trường mạng xã hội văn minh, giúp cho các em học sinh hình thành thói quen sử dụng mạng có ý thức, tra cứu kiến thức có khoa học chứ không lạm dụng quá nhiều kiến thức có sẵn dẫn đến việc ỷ lại, lười học. Thứ hai, giúp cho học sinh ứng xử có văn hóa, đúng mực khi sử dụng mạng xã hội,. Không tuyên truyền, xuyên tạc, ủng hộ những thông tin trái đạo đức, trái pháp luật, sử dụng mạng xã hội với những mục đích đúng đắn. Mạng xã hội luôn chất chứa nguy hiểm tiềm ẩn, nhà trường cần xây dựng nội quy  đầy đủ để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc khi học sinh sử dụng mạng xã hội. 

Bài văn mẫu 4: Thảo luận nêu suy nghĩ của em về vấn đề gây tranh cãi Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số.

Bài làm

Hiện nay, việc xếp loại và đánh giá học sinh bằng những con số vẫn được sử dụng thường xuyên. Trong bối cảnh nền giáo dục nước ta đang có sự thay đổi, vấn đề này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Theo các bạn, chúng ta có nên tiếp tục xếp loại, đánh giá bằng điểm số nữa hay không? Đầu tiên, mình không ủng hộ vấn đề này. Nếu thầy cô dùng các đầu điểm để phân loại học lực thì sẽ gây ra áp lực cho học sinh. Thấy bạn mình đạt kết quả tốt, một số người cảm thấy lo lắng, hoang mang và lao vào học tập chỉ để có điểm cao. Nhiều bạn không thể xác định phương hướng học tập rõ ràng: học để tích lũy kiến thức hay học vì thứ hạng. Có bạn phải chịu gánh nặng từ mục tiêu bản thân lẫn kỳ vọng của phụ huynh dẫn đến stress, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lí, sức khỏe. Tiếp đến, đánh giá bằng điểm số không phải là phương thức đánh giá toàn diện. Ví dụ như một vài trường hợp hổng kiến thức lại đạt điểm cao trong thi cử nhờ "ăn may", khoanh bừa. Hay có những người vì muốn đạt kết quả cao nên bất chấp tất cả mà gian lận, quay cóp. Chính bởi vậy, thay vì chú trọng điểm số, chúng ta nên quan tâm đến toàn bộ quá trình học tập cùng khả năng vận dụng tri thức vào đời sống.

Bài văn mẫu 5: Thảo luận nêu suy nghĩ của em về vấn đề gây tranh cãi giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

Bài làm

Trong các tiết học hiện nay, thuyết trình cá nhân hay theo nhóm đã trở nên rất phổ biến và hữu ích. Là một người học sinh được trải nghiệm nhiều phương pháp, kĩ thuật học khác nhau, các bạn có suy nghĩ như thế nào trước việc "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?". Sau đây, em xin trình bày ý kiến của mình như sau: 

Đầu tiên, khi giáo viên yêu cầu thuyết trình, học sinh sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức của bài. Dần dần, các bạn rèn luyện được tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Đối mặt với tri thức mới, mọi người không còn bỡ ngỡ mà trở nên nhạy bén, dễ dàng vận dụng vào thực hành, luyện tập.

Tiếp theo, trong quá trình tự tìm hiểu bài, học sinh phải "cày sâu bừa kĩ" các kiến thức mới lạ, khó hiểu. Từ đó, chúng ta dễ dàng nắm chắc bản chất vấn đề. Không còn tình trạng học trước quên sau, mọi người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu những tri thức mà bản thân đã khám phá và tích lũy.

Cuối cùng, việc thuyết trình thường xuyên còn giúp rèn luyện kĩ năng nghe nói tương tác. Muốn nắm bắt chính xác thông tin mà người nói đề cập, mỗi người phải tập trung lắng nghe và biết cách tóm tắt ngắn gọn các nội dung. Ngoài ra, thuyết trình cũng là cách để chúng ta trở nên tự tin khi đứng trước đám đông.

Bài văn mẫu 6: Thảo luận nêu suy nghĩ của em về vấn đề gây tranh cãi Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái

Bài làm

Nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Để có thể chọn được ngành nghề phù hợp, các bạn cảm thấy bản thân có thể tự quyết định hay phải nhờ đến cha mẹ? Và mọi người nghĩ gì trước việc "Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?".

Theo em, quyết định nghề nghiệp nên là lựa chọn của mỗi cá nhân. Chúng ta phải luôn ý thức về việc làm chủ cuộc sống, tự định đoạt và nắm giữ tương lai. Bạn hãy nhớ rằng không một ai trên thế giới này có thể sống thay cuộc đời người khác. Vì thế, những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai sau này như nghề nghiệp cần do bạn quyết định.

Có một điều không thể phủ nhận rằng cha mẹ luôn lo lắng cho cuộc sống sau này của con cái. Họ thường chọn những ngành nghề mà bản thân yêu thích rồi yêu cầu chúng ta phải thực hiện. Do đó, cha mẹ không thể áp đặt mục tiêu của mình lên con cái. Thực hiện mong muốn của phụ huynh cũng giống như thực hiện ước mơ cho người khác. Dần dần, con cái không được phụ huynh thấu hiểu, quan tâm sẽ cảm thấy ức chế, gò bó. Cuối cùng, trên con đường hướng về phía trước, những đứa trẻ ấy sẽ như "cái xác không hồn", chẳng có động lực hay điểm tựa, mơ màng về phương hướng và mục tiêu.

Cha mẹ không thể cùng chúng ta đi đến hết cuộc đời. Nếu áp đặt con cái theo mong muốn của mình, các bậc phụ huynh sẽ tạo ra những đứa trẻ thụ động, ù lì, chỉ biết trông chờ, dựa dẫm vào người khác. Chính bởi vậy, thay vì chuyên quyền quyết định ngành nghề tương lai, cha mẹ nên đưa ra những định hướng, gợi ý phù hợp với mong muốn, sở thích và năng khiếu của con cái.

 

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net