Soạn mới giáo án Lịch Sử 6 KNTT bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

Soạn mới Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử bài 2: dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 2: DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Phân biệt được các nguồn tư liệu chính : hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,..
  • Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
  • Năng lực riêng: Biết thực hành sưu tầm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu đơn giản, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ thông qua hoạt động thực hành sưu tầm, phân tích và khai thác một số tư liệu lịch sử.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
  • Một số tư liệu hiện vật, tranh ảnh được phóng to hoặc để trình chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tìm hiểu trước một số truyền thuyết, câu chuyện về lịch sử và di tích lịch sử ở địa phương.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS: Quan sát hình 1 sgk trang 11, các nhà sử học làm công việc tương tự như những thám tử. Muốn dựng lại lịch sử, họ phải đi tìm các bằng chứng, túc là các tư liệu lịch sử. Hình ảnh dưới đây là một dạng tư liệu lịch sử. Quan sát hình ảnh, em nhận thấy những hoa văn trên mặt trống đồng miêu tả những gì? Qua đó, em có thể biết được gì về đời sống của người Việt cổ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Hình ảnh hoa văn trên mặt trống đồng: là mặt trống đồng Ngọc Lũ - một hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam. Hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ. Hình ảnh giúp chúng ta có những suy đoán về đời sống vật chất, tinh thần của người xưa. Đây là những tư liệu quý để nghiên cứu về quá khứ của người Việt cổ cũng như nền văn minh Việt cổ.

- GV đặt vấn đề: Hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ chính là nguồn sử liệu, dựa vào đó các nhà sử học biết và phục dựng lại lịch sử. Để hiểu rõ hơn về nguồn tư liệu và giá trị của các nguồn tư liệu đó, chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lich sử.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tư liệu hiện vật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được thế nào là tư liệu hiện vật.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 Tư liệu hiện vật sgk trang 11.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk: Thế nào là tư liệu hiện vật? Từ hình 2 và 3, em hãy kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong SGK, GV giải thích rõ hơn: Tư liệu hiện vật là những di tích hoặc đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Những di tích có thể là các di chỉ khảo cổ học, nơi tìm thấy các dấu tích của nhà cửa, mộ táng, các hiện vật khảo cổ, có thể là đình, chùa, khu lưu niệm,... Các đồ vật có thể là các công cụ lao động, vũ khí tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ, có thể là các vật dụng cổ trong gia đình như cái liềm, cái cuốc,... có thể là đồ thờ cúng trong đình chùa như tượng, lư hương,... Các hiện vật này có ưu điểm là phản ánh khá trung thực đời sống vật chất của người xưa (Ví dụ: cuốc bằng đá khác với bằng sắt, hay nổi gốm khác với nổi nhôm,...).

- GV tổ chức hoạt động cặp đôi và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm những đồ vật trong gia đình, trao đổi với bạn để rút ra câu trả lời đồ vật nào là tư liệu hiện vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện các yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đứng dậy báo cáo kết quả.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tư liệu hiện vật

 

 

- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật, ... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Tuy đây chỉ là những hiện vật "câm", nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

- Một số tư liệu hiện vật:

+ Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.

+ Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long.

+ Xe tăng, máy bay, khẩu pháo và một số súng thần công còn được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế.

+ Rìu đá, công cụ bằng đá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời, GV dẫn dắt HS đi đến kiến thức đúng.

 

 

Hoạt động 2: Tư liệu chữ viết

  1. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk, HS nêu được thế nào là tư liệu chữ viết và ý nghĩa của loại tư liệu này.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4, đọc thông tin trong sgk trang 12 và trả lời câu hỏi:  

+ Đoạn tư liệu trên từ Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh cho em biết thông tin gì?

+ Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV gợi ý để HS hiểu thêm về sự ra đời của chữ viết. GV yêu cầu HS trả lời: Em hãy nên ưu, khuyết điểm của loại tư liệu chữ viết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ nếu HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác bổ sung

- GV chốt câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tư liệu chữ viết

 

 

 

- Đoạn tư liệu Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh toàn tập thể hiện trí tuệ, niềm tin của Người về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, cũng như những tình cảm và ước mong của Bác Hồ kính yêu đối với toàn Đảng, toàn dân ta.

- Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

- Hình 4: Những tấm bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết vì: trên bia có ghi chép (một cách khách quan) tên của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779). Qua đó, các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như về nền giáo dục nước ta thời kì đó.

- Lúc đầu chỉ là những kí hiệu rời rạc, sau đó mới được chắp nối, ghép hoàn chỉnh và tuân theo những quy tắc (ngữ pháp) nhất định.

 

- Ưu điểm: Cho biết khá đầy đủ về thông tin.

- Nhược điểm: chịu ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người viết.

Hoạt động 3: Tư liệu truyền miệng

  1. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk, HS hiểu được tư liệu truyền miệng là gì, nêu được một số ví dụ về loại tư liệu này.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
  4. Tổ chức thực hiện:

----------------- Còn tiếp ------------------

Soạn mới giáo án Lịch Sử 6 KNTT bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sử 6 kết nối tri thức mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới KNTT bài dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử, giáo án soạn mới lịch sử 6 kết nối

Soạn mới giáo án Lịch sử 6 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay