Soạn mới giáo án Lịch Sử 6 KNTT bài 5: Xã hội nguyên thủy

Soạn mới Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài xã hội nguyên thủy bài 5: xã hội nguyên thủy. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 5: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Mô tả được sơ lược các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ.
  • Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất, tỉnh thân và tổ chức xã hội của xã hội nguyên thuỷ.
  • Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thuỷ cũng như xã hội loài người.
  • Nêu được đôi nét về đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
  • Năng lực riêng:
  • Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử.
  • Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
  • Bản đồ treo tường các di chỉ thời đại đồ đá và đồng ở Việt Nam.
  • Một số tranh ảnh về công cụ, đồ trang sức, ... của người nguyên thuỷ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 trang 20 và trả lời câu hỏi: Có một bức tranh được cho là của người nguyên thuỷ vẽ cảnh đi săn tên vách hang Lôt Ca-ba-lôt (Tây Ban Nha), với niên đại khoảng 10 000 năm trước. Một số người cho rằng người nguyên thuỷ sống như những bây động vật hoang dã, lang thang trong các khu rừng rậm, không có tổ chức, ăn sống nuốt tươi,... Liệu trong thực tế có đúng như vậy không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Một số người cho rằng người nguyên thuỷ sống như những bây động vật hoang dã, lang thang trong các khu rừng rậm, không có tổ chức, ăn sống nuốt tươi,... Trên thực tế, người nguyên thủy không chỉ biết ăn sống nuốt tươi, ăn lông ở lỗ, sống không có tổ chức. Đời sống vật chất và tinh thần của nguyên thủy có thể phong phú hơn rất nhiều so với ý kiến nhận xét này.

- GV đặt vấn đề: Người nguyên thủy biết dùng những mảnh đá sắc nhọn khắc sâu vào vách hang đá để vẽ hình. Nhiều bức tranh còn được tô màu, chủ yếu là màu đỏ. Để hiểu rõ hơn về người nguyên thủy và cuộc sống của người nguyên thủy chúng ta cùng vào Bài 4: Xã hội nguyên thủy.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết nhận ra sự tương ứng của các dạng người trong quá trình tiến hóa với mốc thời gian trên trục thời gian.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy Sgk trang 20,21 và trả lời câu hỏi trong sgk:

+ Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?

+ Dựa vào bản trang 20, hãy cho biết đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của người tối cổ và người tinh khôn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 sgk trang 21. Yêu cầu HS mô tả cụ thể hơn về bức ảnh.

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

- Họ đã biết tìm kiếm thức ăn bằng cách cùng nhau săn bắt một số loài động vật, hái lượm các loại rau, củ có sẵn trong tự nhiên.

-  Họ đã biết tạo ra lửa để làm chín thức ăn và xua đuổi thú đữ; biết tìm những chỗ ấm áp, kín đáo, an toàn hơn (trong hang động, mái đá hay dựng những túp lều để làm nhà ở);

- Biết dùng vỏ cây, da thú để làm quần áo,... Cuộc sống của những bầy người nguyên thuỷ đã có sự phân công lao động rõ ràng dần ổn định hơn, khác hẳn với cuộc sống của những bầy động vật cùng tồn tại trong tự nhiên.

1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy

 

 

 

- Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm và trải qua 2 giai đoạn phát triển: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.

- Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của người tối cổ và người tinh khôn.

+ Người tối cổ:

·      Đời sống kinh tế: Biết ghè đẽo đá làm công cu, tạo ra lửa, sống trong hang động, dựa vào săn bắt và hái lượm.

·      Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức như vòng đeo tay bằng vỏ ốc hay răng thú xuyên lỗ, vẽ trang lên vách đá...

·      Tổ chức xã hội: Sống thành bầy khoảng vài người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái.

+ Người tinh khôn:

·      Đời sống kinh tế: Sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, chục người, có có cùng dòng máu, làm chung, hưởng chung. Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau tạo thành bộ lạc.

·      Đời sống tinh thần:  Làm đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đá, làm tượng bằng đá hoặc đất nung, vẽ tranh trên vách đá,... Đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh.

·      Tổ chức xã hội: Biết mài đá để tạo ra công cụ sắc bén hơn, biết chế tạo cung tên, làm đồ gốm, dệt vải và trồng trọt, chăn nuôi biết dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú để ở.

- Hình 2. Hình ảnh thực nghiệm cách chế tạo công cụ đá của người nguyên thuỷ. Đây là hình ảnh minh hoạ nhưng dựa trên những thực nghiệm có thật. Người nguyên thuỷ dùng một hòn cuội (hoặc đá) ghè vào mũi hay rìa cạnh của hòn đá khác, tạo thành những rìa sắc cạnh hay mũi nhọn để làm công cụ đào củ, chặt cành, săn thú và tự vệ,...

 

 

Hoạt động 2: Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy; nhận biết và trả lời được sự tiến bộ vượt bậc của kĩ thuật mài so với kĩ thuật ghè đẽo.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

------------------ Còn tiếp -------------------

Soạn mới giáo án Lịch Sử 6 KNTT bài 5: Xã hội nguyên thủy

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sử 6 kết nối tri thức mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới KNTT bài xã hội nguyên thủy, giáo án soạn mới lịch sử 6 kết nối

Soạn mới giáo án Lịch sử 6 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay