Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Trân trọng những di sản của nền văn minh Trung Quốc để lại cho nhân loại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi: Em có biết Trung Quốc tạo ra vật này làm gì không? Về sau nó được kế thừa trong lĩnh vực nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
+ Trung Quốc tạo ra vật la bàn để xác định phương hướng trong không gian nhất định.
+ Về sau, la bàn được kế thừa trong lĩnh vực các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...
- GV đặt vấn đề: Từ thời xa xưa người Trung Quốc đã chế tạo ra la bàn để xác định phương hướng. Họ còn là chủ nhân của một nền văn minh phát triển với nhiều thành tựu mà cho đến ngày nay nhân loại vẫn đang được thừa hưởng. Vậy, điều kiện nào đã giúp người Trung Quốc cổ đại tạo dựng được nền văn minh rực rỡ như vậy? Những giá trị to lớn mà họ truyền lại đến ngày nay là gì? Chúng ta cùng đi tìm đáp án cho những câu hỏi này trong Bài 9 – Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII.
Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại sgk trang 40. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk trang 40: Theo em Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại
- Sự tác động của Hoàng Hà và Trường Giang đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại: + Thuận lợi: · Phù sa của hai dòng sông này đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam rộng lớn, phì nhiều, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. · Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi đã phát triển từ sớm. + Khó khăn: Tuy nhiên, lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân.
|
Hoạt động 2: Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2,3,4 và đọc nội dung mục 2 Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc sgk trang 41. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk trang 41: Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?
- Sau khi HS trả lời, để mở rộng kiến thức, GV cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi: + Em hãy so sánh lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần với lãnh thổ Trung Quốc ngày nay? + Em nhận xét như thế nào về chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc
- Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc: Từ thế kỉ XXI đến thế kỉ III TCN, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu. Sau triều đại nhà Chu, Trung Quốc lại bị chia thành nhiều nước nhỏ. Trong đó, nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất, làn lượt tiêu diệt các đối thủ. Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế. Nhà Tần chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc. + Giai cấp địa chủ được hình thành từ tầng lớp quýtộc, quan lại chiếm nhiều ruộng đất và một bộ phận nông dân giàu có. Còn đa phần nông dân bị mất ruộng đất, phải nhận ruộng để cày thuê cho địa chủ, trở thành tá điền (hay còn gọi là nông dân lĩnh canh). Nông dân lĩnh canh phải nộp tô thuế cho địa chủ. Xã hội phong kiến được hình thành với hai giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh. Quan hệ bóc lột tô thuế giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh cũng được xác lập.
- Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tân nhỏ hơn so với ngày nay. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn như ngày nay là kết quả của quá trình mở rộng trải qua nhiều triều đại. - Nhận xét về chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng: + Tích cực: thực hiện nhiều biện pháp để thiết lập bộ máy nhà nước, củng cố đất nước như: thống nhất chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết, phap luật. + Hạn chế: dùng hình phạt hà khắc để cai trị nhân dân. |
Hoạt động 3: Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy (206 TCN - thế kỉ VII)
---------------------- Còn tiếp --------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác