Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Trân trọng những di sản của nền văn minh Hy Lạp và La Mã để lại cho nhân loại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh đền thờ Pác-tê-nông trong phần mở đầu và trả lời câu hỏi: Em đã từng nhìn thấy công trình này chưa? Theo em công trình này nằm ở quốc gia nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: (HS có thể biết hoặc không biết câu trả lời. GV khuyến khích HS trả lời, phát biểu).
Công trình này ở Hy Lạp cổ đại.
- GV đặt vấn đề: Ngôi đền Pác-tê-nông đứng sừng sững trên thành cổ Ác-rô-pô-lit ở A-ten (Hy Lạp) được coi là biểu tượng của nền dân chủ A-ten và cái nôi của nền văn minh phương Tây. Công trình này cũng được đánh giá là một trong những toà nhà tốt nhất mọi thời đại, do nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thời cổ đại - Phi-đi-at thiết kế và nhiều kiến trúc sư giỏi khác trực tiếp giám sát quá trình thi công. Vì sao ngôi đền này được coi là biểu tượng của nền dân chủ A-ten và của văn minh phương Tây cổ đại? Theo em, điều gì khiến cho nền văn minh cổ đại này được đánh giá cao như vậy? Văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật và đã góp vào văn minh nhân loại những thành tựu gì? Đó là những nội dung trong bài học Bài 10 - Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 3 và đọc nội dung mục 1a Hy Lạp cổ đại sgk trang 45. - GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk trang 45: + Quan sát lược đồ hãy cho biết vị trí của Hy Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật? + Theo em, với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế để phát triển ngành kinh tế nào?
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV hỏi thêm: + Quan sát lược đồ, em hãy so sánh lãnh thổ Hy Lạp cổ đại với Hy Lạp ngày nay. + Hãy tìm những từ/cụm từ trong đoạn tư liệu trang 45 thể hiện hoạt động kinh tế của Hy Lạp.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4, đọc nội dung mục 1b La Mã cổ đại sgk trang 46 và trả lời câu hỏi: Dựa vào nội dung ở trên và quan sát lược đồ, em hãy cho biết vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại?
- Sau khi HS trả lời, GV mở rộng kiến thức, yêu câu HS trả lời câu hỏi: Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Hy Lạp cổ đại?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời. - GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Điều kiện tự nhiên a. Hy Lạp cổ đại
- Vị trí của Hy Lạp cổ đại có đặc điểm nổi bật: + Phạm vi lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn ngày nay, gồm vùng nam bán đảo Ban-căng, các đảo trên biển Ê-giê và các dải đất ven bờ Tiểu Á. + Điều kiện tự nhiên nổi bật của Hy Lạp: · Địa hình bị chia cát thành vùng đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy dài ra biển, đất đai canh tác ít, không màu mỡ nên không thuận lợi cho nông nghiệp trồng lương thực. · Đường bờ biển gồ ghề, có nhiều vũng, vịnh thích hợp cho việc lập những hải cảng buôn bán (xuất nhập khẩu hàng hoá và nô lệ). · Nhiều khoáng sản nên thủ công nghiệp, luyện kim rất phát triển. - Với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế để phát triển ngành kinh tế: + Hy Lạp ít đồng ruộng, đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực mà chỉ thích hợp cho việc trồng cây ôliu và nho. + Nhưng bù lại, Hy Lạp lại có rất nhiều khoáng sản quý như mỏ sắt ở Lacôni, đồng ở Ơbê, bạc ở Áttich, vàng ở Toraxi… cộng với tài nguyên rừng phong phú. Đặc biệt, ở một số vùng của Hy Lạp cổ đại có loại đất sét đặc biệt rất thích hợp cho việc phát triển và chế tạo đồ gốm tinh xảo. Có thể nói, thiên nhiên không ưu đãi về đất đai, địa hình bị chia cắt, nền kinh tế nông nghiệp Hy Lạp cổ đại không có điều kiện phát triển sớm như các quốc gia phương Đông, và do vậy cũng không xuất hiện nhà nước sớm (chưa tạo ra sản phẩm thừa trong xã hội). + Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, chính vì thế, cư dân Hy Lạp cổ đại đã tìm cách khai thác, phát triển tài nguyên rừng, khoáng sản và phát triển các ngành nghề thủ công. + Lợi thế biển được người Hy Lạp khai thác triệt để để đẩy mạnh hoạt động mậu dịch với các quốc gia khác, làm cho ngành thương nghiệp hoạt động hết sức nhộn nhịp và mạnh mẽ. Xu hướng kinh tế dần dần được định hình bằng việc phát triển nền kinh tế theo hướng thủ công nghiệp, thương mại hơn là phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Hy Lạp cổ đại lớn hơn Hy Lạp ngày nay rất nhiều. - Những từ/cụm từ trong đoạn tư liệu trang 45 thể hiện hoạt động kinh tế của Hy Lạp: trung tâm xuất - nhập khẩu, buôn bán nô lệ sầm uất nhất, xuất khẩu đi các sản phẩm nổi tiếng như: rượu nho, dầu ô liu, đồ gốm màu, đá cẩm thạch,...; nhập ngũ cốc, hạt tiêu, chà là, lúa mì,... b. La Mã cổ đại - Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại: + Vị trí: Nhà nước La Mã cổ đại được hình thành trên bán đảo I-ta-li-a (ở Nam Âu) sau được mở rộng ra trên phần lãnh thổ của cả ba châu lục Âu, Á, Phi. + Đường bờ biển phía nam có nhiều vịnh, hải cảng. + Ở thời kì đế quốc, đất đai được mở rộng, có nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển. + Có nhiều khoáng sản nên nghề luyện kim phát triển.
- Giống nhau: xung quanh đều được biển bao bọc; bờ biển có nhiều vịnh, cảng nên thuận lợi để phát triển thương mại đường biển; lòng đất có nhiều khoáng sản nên thuận lợi phát triển luyện kim. - Khác nhau: + La Mã cổ đại có nhiều đồng bảng rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển. + Hy Lạp bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng cây lương thực.
|
Hoạt động 2: Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS khai thác kiến thức ở Hình 5, Hình 6 và đọc nội dung mục 2 Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp sgk trang 46. - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk trang 46: Hãy trình bày những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp. Những ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang là gì?
- Sau khi HS trả lời, GV mở rộng kiến thức, chia HS thành 3 nhóm và đưa ra câu hỏi cho HS điền vào phiếu học tập: + Vì sao ở Hy Lạp lại xuất hiện nhiều thành bang? + Tại sao nói A-ten là điển hình mẫu mực trong nền dân chủ cổ đại? + Theo em, hạn chế của nền dân chủ A-ten là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đại diện các nhóm đứng dậy trả lời. - GV gọi đại diện HS nhóm khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp
- Nhà nước thành bang: là những nhà nước nhỏ, có một thành thị là trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Trong mỗi thành bang có phố xá, lâu đài, đến thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng. Mỗi thành bang có bộ máy quyền lực riêng, luật pháp riêng và tài chính riêng. - Những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lap: + Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội nhân dân gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên, có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước. + Đại hội nhân dân cũng bầu ra Hội đồng 500 người là cơ quan thường trực giải quyết các vấn để thường xuyên của nhà nước, Toà án gồm 6 000 thấm phán có quyền lực ngang nhau để giảm tính độc đoán khi xét xử, Hội đồng 10 tư lệnh. Điều này cho thấy tính dân chủ thể hiện rất rõ nét trong bộ máy quyền lực của Nhà nước A-ten. - Những ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang là: nhà nước được thành lập trên cơ sở liên minh tự nguyện, bình đẳng do đó không có sự áp bức của bộ lạc này đối với bộ lạc kia. Thiết chế nhà nước là một thể chế dân chủ hết sức đề cao và bảo đảm những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do. Thiết chế đó được phát triển trong hòa bình, do đó mức độ dân chủ được phát huy cao nhất trong các thành bang của Hy Lạp là chế độ chiếm nô điển hình thời cổ đại.
- Ở Hy Lạp lại xuất hiện nhiều thành bang vì: địa hình bán đảo bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp, nên không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp, dân cư tập trung đông đúc lại không cần thiết và chỉ tập trung ở thành thị. Dân dân những thành thị này trở thành trung tâm của một vùng hay là một thành bang. - Nói A-ten là điển hình mẫu mực trong nền dân chủ cổ đại vì: Những biểu hiện của nền dân chủ chot hấy đây là bước tiến lớn so với chế độ chuyên chế ở các nước phương Đông, chính quyền ở A-ten thuộc về các công dân A-ten, họ có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước, bầu ra những viên chức của bộ máy nhà nước,..) - Hạn chế của nền dân chủ A-ten là: nền dân chủ này chỉ dành cho một bộ phận dân cư và dựa trên cơ sở là sự bóc lột nô lệ - lực lượng đông đảo trong xã hội.
|
Hoạt động 3: Nhà nước đế chế La Mã cổ đại
------------------ Còn tiếp --------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác