Soạn mới giáo án Lịch Sử 6 KNTT bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Soạn mới Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên lược đổ treo tường.
  • Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.
  • Mô tả được đời sống vật chất và tỉnh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
  • Năng lực riêng:
  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
  • Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
  1. Phẩm chất

Biết ghi nhớ công ơn dựng nước của tổ tiên; trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống cội nguồn có từ thời dựng nước.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực.
  • Phiếu học tập.
  • Lược đồ lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
  • Giấy A0.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: quan sát Hình 1 – Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ) và đọc phần mở đầu sgk trang 60: Từ lâu đời, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức, tình cảm của những người dân Việt và trở thành truyền thông đặc biệt của dân tộc ta. Hình ảnh dưới đây đã phản ánh phần nào không khí của ngày giỗ Tổ. Đã bao giờ em tự hỏi: Điều gì đã thôi thúc nhân dân ta luôn hướng về mảnh đất cội nguồn?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ quan sát Hình 1 và đọc phần mở đầu sgk trang 60.

- GV đặt vấn đề: Em đã từng nghe truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên chưa? Nếu em đã từng nghe và được học về truyền thuyết này, chắc chắn em sẽ phát hiện ra những điểm vô lí trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Đó là Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương và thần Long Nữ là người thần, giống Rồng, đi lại được dưới nước, Âu Cơ là giống Tiên; Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con. Nếu vô lí thì vì sao đến nay, người Việt vẫn coi nhau là “đồng bào” và tự coi mình là Con Rồng cháu Tiên. Và như phần mở đầu các em vừa đọc, từ lâu đời, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức, tình cảm của những người dân Việt và trở thành truyền thông đặc biệt của dân tộc ta. Để hiểu được lý do vì sao dân tộc ta luôn hướng về cội nguồn như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu lời giải đáp trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết xác đinh trên lược đồ treo tường phạm vi không gian của nhà nước Văn Lang; hoàn cảnh, lý do ra đời nhà nước Văn Lang; nhận thức được cách đây 2700 năm Nhà nước Văn Lang ra đời là mốc đánh dấu lịch sử dựng nước của người Việt; ý nghĩa của Nhà nước Văn Lang.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ  sgk trang 61.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 trong sgk trang 61: Dựa vào thông tin trong mục 1 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, hãy xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Văn Lang trên bản đồ.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 và trả lời câu hỏi:

+ Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

+ Trình bày tổ chức bộ máy, đặc điểm của Nhà nước Văn Lang?

+ Hãy nêu ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Văn Lang?

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời, GV mở rộng thêm kiến thức tìm hiểu về nhà nước Văn Lang bằng việc cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Quan truyện Sơn Tinh  Thủy Tinh, Thánh Gióng, em có hiểu biết thêm gì về Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- GV nhấn mạnh: cách đây 2700 năm, Nhà nước Văn Lang ra đời - mốc đánh dấu lịch sử dựng nước của người Việt, phù hợp với những bằng chứng khảo cổ học (văn hoá Đông Sơn), những mốc thời gian khác như “cách đây 4 000 năm” hoặc “nước ta có lịch sử 4 000 năm dựng nước” là không hợp lí.

1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

 

 

 

- Xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Văn Lang trên bản đồ: gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Đó là sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Chu.

 

- Nhà nước Văn Lang ra đời: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.

- Tổ chức, bộ máy, đặc điểm của Nhà nước Văn Lang: Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, thực chất là thủ lĩnh của một liên minh bộ lạc (nhà nước sơ khai). Giúp việc cho vua có các lạc hầu. Ở địa phương, đứng đầu mỗi bộ (tương truyền nước Văn Lang có 15 bộ) là lạc tướng; các chiềng/chạ chính là các đơn vị làng xã sau này do bồ chính (già làng) đứng đầu.

- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,... nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

- Truyền thuyết Sơn Tỉnh - Thuỷ Tỉnh, Thánh Gióng tuy là một thể loại văn học dân gian thường chứa đựng yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử. Do sự phát triển của công cụ đồng và sắt nên đời sống sản xuất có sự chuyển biến, cùng với nhu cầu làm thuỷ lợi (thể hiện qua truyền thuyết Sơn Tỉnh - Thuỷ Tỉnh) và chống ngoại xâm (thể hiện qua truyền thuyết Thánh Gióng) đã thúc đẩy sự ra đời Nhà nước đầu tiên - Nhà nước Văn Lang. Đó là điểm tương đồng với sự hình thành các nhà nước phương Đông khác.

 

Hoạt động 2: Sự ra đời Nhà nước Âu Lạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được phạm vi không gian Nhà nước Âu Lạc; bối cảnh ra đời Nhà nước Âu Lạc; sự giống và khác nhau của Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

--------------------- Còn tiếp ------------------------

Soạn mới giáo án Lịch Sử 6 KNTT bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sử 6 kết nối tri thức mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới KNTT bài Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, giáo án soạn mới lịch sử 6 kết nối

Soạn mới giáo án Lịch sử 6 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay