Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Bồi dưỡng tinh thần quý trọng, có ý thức bảo vệ đối với những thành tựu và di sản văn hóa của Chăm-pa để lại trong lịch sử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 - Đài thờ Trà Kiệu (Quảng Nam) sgk trang 80 và trả lời câu hỏi: Dưới đây là đài thờ Trà Kiệu, một kiệt tác điêu khắc Chăm-pa (thế kỉ IX). Hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật cũng như đời sống văn hoá của cư dân Chăm-pa xưa?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (HS có thể trả lời được hoặc không trả lời được): Hình ảnh đài thờ Trà Kiệu một kiệt tác điêu khắc Chăm-pa (thế kỉ IX) gợi cho em suy nghĩ về trình độ kĩ thuật cũng như đời sống văn hoá của cư dân Chăm-pa xưa: chịu ảnh hưởng của điêu khắc Ấn Độ nhưng điêu khắc Chăm-pa vẫn có những tính độc đáo riêng. Nhấn mạnh hình tượng tiên nữ đang múa. Nghệ thuật điêu khắc mang tính ấn tượng nhiều hơn là tả thực, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc của Chăm-pa.
- GV đặt vấn đề: Các em đã từng nhìn thấy hoặc nghe nhắc đến quần thể tháp Chăm ở Thánh địa Mĩ Sơn hay nghe các bài hát Tiếng trống Pa-ra-nưng, Mưa bay tháp cổ chưa? Điểm chung của di tích quần thể tháp Chăm và những bài hát này đều nhắc đến những đặc điểm nổi bật nhất về văn hóa xã hội, con người dân tộc Chăm. Ngược dòng lịch sử, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình hình thành, hoạt động kinh tế xã hội cũng như các thành tựu nổi bật của người Chăm tư xa xưa trong bài học ngày hôm nay – Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X.
Hoạt động 1: Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 Lược đồ Vương quốc Chăm-pa đến thế kỉ X sgk trang 87 và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm và chỉ ra một số điều kiện tự nhiên nổi bật của vùng miền Trung nước ta.
- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết sgk trang 87 và giải thích cho HS rõ hơn về cội nguồn bản địa của cư dân Chăm-pa trên dải đất miền Trung là: người Sa Huỳnh trên nền văn hóa Sa Huỳnh thuộc thời đại đồ sắt. - GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: + Tượng Lâm là tên địa danh nằm ở đâu? Liên hệ với kiến thức đã học ở Bài 16, em hãy cho biết vì sao nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa? + Em hãy so sánh thời gian và hoàn cảnh ra đời của Vương quốc Chăm-pa với Nhà nước Văn Lang.
- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát Hình 2 Lược đồ Vương quốc Chăm-pa đến thế kỉ X và đọc thông tin mục 2b Chặng đường hơn 8 thế kỉ đầu tiên sgk trang 87,88, trả lời câu hỏi: Hãy giới thiệu khái quát các giai đoạn phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đại diện các nhóm đứng dậy trả lời. - GV gọi đại diện HS nhóm khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa a. Vương quốc Chăm-pa ra đời Một số điều kiện tự nhiên nổi bật của vùng miền Trung nước ta: dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới, tạo điều kiện cho nghề đi biển trong cư dân và các hoạt động giao thương kinh tế biển phát triển.
- Tượng Lâm là huyện xa nhất thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa vì: Chính sách đô hộ và vơ vét tàn bạo cũng như tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía nam của các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm bùng nên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta ở khắp các miền với nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục. Trong đó, cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập nên nước Lâm Ấp - tên gọi ban đầu của Nhà nước Chăm-pa. - Nhà nước Văn Lang ra đời sớm hơn, không gắn với cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của người Hán như Lâm Ấp. b. Chặng đường hơn 8 thế kỉ đầu tiên Các giai đoạn phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X: + Trước thế kỉ VIII: Người Chăm phát triển vương quốc hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn, với kinh đô Sư Tử (Sin-ha-pu-ra) ở Trà Kiệu, thương cảng quốc tế ở Hội An (đều thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay). + Thế kỉ VIII: Trung tâm quyền lực của Chăm-pa dịch chuyển về phía nam với kinh đô Vi-ra-pu-ra ở vùng đất Phan Rang ngày nay. + Thế kỉ IX: Người Chăm lại chuyển kinh đô về Đồng Dương (Quảng Nam ngày nay), mang tên mới là In-đra-pu-ra.
|
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
------------------- Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác