Soạn mới giáo án KHTN 6 Cánh diều bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Soạn mới Giáo án KHTN 6 cánh diều bài Từ tế bào đến cơ thể bài 13: Từ tế bào đến cơ thể. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 13. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:

- Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào và lấy được các ví dụ minh hoạ.

- Nếu được quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được các ví dụ minh hoạ.

- Nhận biết và vẽ được hình sinh vật đơn bào, mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh và cơ thể người.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ Trình bày được đặc điểm của các sự vật, hiện tượng và vai trò của sự vật, hiện tượng...

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: hình ảnh liên quan đến bài học, giáo án, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về các cấp độ tổ chức của cơ thể
  3. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 SGK và chỉ ra: Đâu là sinh vật cấu tạo từ một tế bào, đâu là sinh vật cấu tạo từ nhiều tế bào? Cách phân biệt là gì?

- HS thảo luận theo cặp đôi, trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đặt vấn đề: Nhiều sinh vật như người và cây xanh được cấu tạo từ hàng triệu cho đến hàng tỉ tế bào nhưng có những sinh vật chỉ gồm một tế bào. Chúng có đặc điểm gì khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

  1. a) Mục tiêu: Nhận biết được sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào và lấy ví dụ minh hoạ.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1.

- GV treo tranh các sinh vật đơn bào và đa bào.

- GV đặt vấn đề: Các sinh vật đơn bào chỉ gồm một tế bào, chúng sẽ thực hiện các hoạt động sống như thế nào?

NV2.

- GV giới thiệu: Khác với sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào có tổ chức cấu tạo phức tạp. Cơ thể chúng có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau và thực hiện chức năng khác nhau như quang hợp, hô hấp, vận động,... qua đó đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể.

Cơ thể người có khoảng 30 – 40 nghìn tỉ tế bào và khoảng 200 loại tế bào khác nhau.

- GV đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò của HS: Nếu một tế bào trong cơ thể bị chết, điều gì sẽ xảy ra đối với sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và hoàn thành bảng phân biệt sinh vật đơn bảo và sinh vật đa bào.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV giới thiệu, giải thích, rồi suy nghĩ tìm ra câu trả lời theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận của các nhiệm vụ.

- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động.

I. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

1. Sinh vật đơn bào

- Sinh vật đơn bào chỉ gồm một tế bào.

- Sinh vật đơn bào thực hiện các hoạt động sống trong khuôn khổ một tế bào như: lấy và tiêu hóa thức ăn, hô hấp, vận động, sinh trưởng, sinh sản…

2. Sinh vật đa bào

- Sinh vật đa bào có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau với các chức năng khác nhau.

*Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

Tiêu chí

Sinh vật đơn bào

Sinh vật đa bào

Số lượng tế bào

Một tế bào

Nhiều tế bào

Số loại tế bào

Một loại

Nhiều loại

Cấu tạo từ tế bào nhân sơ đến tế bào nhân thực.

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực

Hoạt động 2: Tổ chức cơ thể đa bào

  1. a) Mục tiêu:

- Nếu được mối quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được các ví dụ minh hoạ.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn, giảng giải, yêu cầu HS trả lời câu hỏi
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm cho HS thảo luận, hoàn thành nội dung yêu cầu. GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét hình dạng, kích thước, chức năng của các tế bào trong từng loại mô.

- GV đặt câu hỏi: Mô là gì?

- Tiếp đó, GV cho HS đọc thông tin sgk và dẫn dắt HS tới các khái niệm:

+ Cơ quan là gì?

+ Hệ cơ quan là gì?

+ Cơ thể là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV giới thiệu, giải thích, vận dụng kiến thức sgk để đưa ra các khái niệm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi từng HS đứng dậy trình bày 1 khái niệm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động.

II. Tổ chức cơ thế đa bào

*Nhận xét:

+ Mô thần kinh: tế bào có dạng kéo dài (nơron).

+ Mô cơ ở ruột non: tế bào dạng thuôn dài, xếp so le.

+ Mô giậu ở lá: tế bào hình chữ nhật, xếp cạnh nhau, kích thước lớn.

* Tổ chức cơ thể đa bào: Mô -> cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể.

+ Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau.

+ Cơ quan là tập hợp nhiều mô cùng thực hiện những chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.

+ Hệ cơ quan là tập hợp của nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định.

+ Cơ thể sinh vật bao gồm một số hệ cơ quan hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể.

Hoạt động 3: Thực hành tìm hiểu về tổ chức cơ thể của sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

  1. a) Mục tiêu:

- Quan sát được hình dạng, cấu tạo và vẽ được hình dạng nấm men.

- Quan sát, liệt kê được các cơ quan và hệ cơ quan ở thực vật và cơ thể người.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cho HS quan sát, nhận biết và trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Qúa trình HS thực hiện.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

---------------- Còn tiếp ---------------

Soạn mới giáo án KHTN 6 Cánh diều bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 6 cánh diều mới, soạn giáo án KHTN 6 mới Cánh diều bài Từ tế bào đến cơ thể, giáo án soạn mới khoa học tự nhiên 6 cánh diều

Soạn mới giáo án KHTN 6 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay