Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống
- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
- Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.
- Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.
+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.
1 - GV: hình ảnh người cổ đại, người hiện đại, hình ảnh 5 giới sinh vật, bảng tên 5 giới sinh học, bảng mức độ đa dạng số lượng loài sinh vật, máy chiếu, giáo án, sgk...
2 - HS : Sgk, vở ghi chép, một số hình ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV tổ chức nhóm cho HS nêu tên các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại.
- HS thảo luận theo cặp đôi, lần lượt kể tên các loại sinh vật địa ở địa phương mình.
- GV đặt thêm câu hỏi: Vậy trong các loài sinh vật đó, loài nào có quan hệ gần gũi với nhau?
- GV nghe câu trả lời của HS, từng bước dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
Hoạt động 1: Vì sao cần phân loại thế giới sống
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu: HS đọc thông tin trong phần I SGK, quan sát hình 14.1 và 14.2 sgk, nêu ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống? - GV đặt thêm câu hỏi: Nếu không phân loại các sinh vật thì sao? Sinh vật được phân chia thành những nhóm nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin, rút ra ý nghĩa, trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đứng dậy trình bày - HS khác nhận xét, bổ sung ý cho bạn (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động. | I. Vì sao cần phân loại thế giới sống - Ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống: giúp cho việc gọi tên sinh vật và xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi.
|
Hoạt động 2: Thế giứi sống được chia thành các giới
- Dựa vào sơ đồ nhận biệt được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt dược các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu khái niệm giới - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống 5 giới trong hình 14.3sgk và liệt kê các sinh vật thuộc mỗi giới vào bảng 14.1sgk. - GV yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác thuộc các giới sinh vật. - GV yêu cầu HS quan sát hình 14.5sgk, nêu các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao, gọi tên các bậc phân loại của hoa li và hổ đông dương. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe GV giới thiệu, giải thích, vận dụng kiến thức sgk để đưa ra các khái niệm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi từng HS đứng dậy trình bày 1 khái niệm. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động. | II. Thế giới sống được chia thành các giới - Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định về cấu trúc, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản. - Thế giới sống được chia thành 5 giới: Giới Khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật. Bảng 14.1
- Các bậc phân loại của thế giới ống từ thấp đến cao: Loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật
----------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác