Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…./…
Ngày dạy: …/…/…
- Nhận biết được một số khái niệm cơ bản về tài chính và kinh doanh, các cách để tăng lợi nhuận.
Năng lực riêng:
- Thực hiện được tính lợi nhuận và các yêu cầu của dự án.
Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, Mô hình về tiền giả định..
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trình bày câu trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài học mới:
Hoạt động 1: Nội dung chính của chủ đề
- HS nắm được một số kiến thức cơ bản về tài chính, kinh doanh và cách để tăng lợi nhuận.
- Giúp HS toán học hóa công thức và nhận ra được mối quan hệ giữa các đại lượng.
- GV giảng, trình bày.
- HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.
Kết quả của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Một số kiến thức về tài chính, kinh doanh - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu nội dung trong SGK và giới thiệu kiến thức cơ bản về tài chính, kinh doanh và cách để tăng lợi nhuận. - GV cho HS đọc hiểu các khái niệm của các yếu tố cơ bản trong kinh doanh, sau đó GV gọi một vài HS phát biểu các khái niệm. - GV lấy ví dụ thực tế để thông qua đó giới thiệu cho HS những kiến thức về các yếu tố cơ bản trong kinh doanh: + Vốn: số tiền ban đầu bỏ ra; + Giá cả của mỗi mặt hàng: mua vào với giá bao nhiêu và bán ra với giá bao nhiêu; + Chi phí vận hành: số tiền bỏ ra để thực hiện việc kinh doanh; + Doanh thu: tổng số tiền thu được sau khi kết thúc hoạt động kinh doanh. + Lợi nhuận: doanh thu trừ đi vốn và chi phí vận hành; + Lãi: nếu lợi nhuận của kinh doanh là dương. + Lỗ: nếu lợi nhuận của kinh doanh là âm. - GV yêu cầu HS trao đổi xác định vốn, mặt hàng, giá cả, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, lãi, lỗ trong ví dụ sau: Cô N có 660 triệu tiền tiết kiệm. Cô N muốn mở một shop quần áo trẻ em. Cô tính toán và xác định các chi phí mở shop quần áo nhập hàng, thuê mặt bằng, trang trí không gian cửa hàng và quảng cáo online, các trang thiết bị bán hàng là 250 triệu. 150 triệu cô dùng để nhập hàng. Sau khi mở được cửa hàng được 1 thời gian, cô N tính được trung bình tổng số tiền thu được hàng tháng của cô là 88 triệu đồng. Sau 1 năm, lợi nhuận của cửa hàng của cô là bao nhiêu? Cô lãi hay lỗ? - Từ kiến thức về lợi nhuận (doanh thu trừ đi vốn ban đầu và chi phí vận hành) và doanh thu ( tổng số tiền thu được sau khi kết thúc hoạt động kinh doanh), GV đặt ra yêu cầu: + “Nêu các cách thức để tăng lợi nhuận”. + “ Nêu các cách để tăng doanh thu” - GV tổng quát lại đi đến kết luận như trong SGK: + Các cách thức tăng lợi nhuận đó là: tăng doanh thu, giảm chi phí vận hành và vốn. + Có hai cách để tăng doanh thu là: nâng giá mặt hàng hoặc thu hút người mua để bán được nhiều hàng. - GV mời một vài HS đọc nội dung kiến thức trong mục c) Các cách để tăng lợi nhuận. 2. Kiến thức toán học - Từ kiến thức về lợi nhuận, GV đặt kí hiệu: A là doanh thu, B là vốn, C là chi phí vận hành và yêu cầu HS nêu phép toán để tính lợi nhuận theo A, B, C. - GV chốt lại công thức: Lợi nhuận = A - (B + C) - GV cho HS đọc và phân tích yêu cầu đề bài Ví dụ và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm 4 thực hành tính toán để hoàn thành bài. 3. Kĩ năng tìm kiếm thông tin và trình bày sản phẩm. - GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm kiếm thông tin về tài chính và trình bày sản phẩm qua cha mẹ, người thân trong gia đình và qua các phương tiện thông tin truyền thông. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, tiếp nhận nhiệm vụ hoạt động cặp đôi và hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chốt lại đáp án và tổng quát lại các khái niệm về tài chính, kinh doanh . | I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ 1. Một số kiến thức về tài chính, kinh doanh a) Tài chính: - Tài chính là tổng số tiền có được của một cá nhân, một tổ chức, một doanh nghiệp, hoặc một quốc gia. - Tài chính của một cá nhân được gọi là tài chính cá nhân. b) Kinh doanh - Kinh doanh bao gồ những hoạt động mua và bán. - Các yếu tố cơ bản trong kinh doanh: + Vốn + Giá cả của mỗi mặt hàng + Chi phí vận hành + Doanh thu + Lợi nhuận + Lãi + Lỗ Kết quả VD: + Vốn: 660 triệu. + Mặt hàng : quần áo. + Chi phí vận hành: 250 triệu + 150 triệu = 400 triệu. + Doanh thu: 88 triệu/ tháng. c) Các cách để tăng lợi nhuận: - Tăng doanh thu: Có hai cách để tăng doannh thu: + Nâng giá mặt hàng; + Thu hút người mua để bán được nhiều hàng. - Giảm chi phí vận hành và vốn. 2. Kiến thức toán học: Kết luận: Công thức tính lợi nhuận: Lợi nhuận = A - ( B + C) Trong đó: A là doanh thu B là vốn. C là chi phí vận hành. Ví dụ: - Trong ngày đầu tiên, ta thấy: + Số tiền ban đầu cửa hàng bỏ ra là: 450 000. 10 = 4 500 000 ( đồng). + Doanh thu của cửa hàng là: 600 000 .10 = 6 000 000 (đồng) + Lợi nhuận của cửa hàng là: 6 000 000 – 4 500 000 = 1 500 000 ( đồng). - Trong ngày tiếp theo, ta thấy: + Số tiền ban đầu cửa hàng bỏ ra là: 450 000. 15 = 6 750 000 ( đồng). + Doanh thu của cửa hàng là: 560 000 . 15 = 8 400 000 (đồng) + Lợi nhuận của cửa hàng là: 8 400 000 – 6 750 000 = 1 650 000 ( đồng). - Do 1 650 000 > 1 500 000 => Cửa hàng đã thu được lợi nhuận hơn trong ngày thứ hai. 3. Kĩ năng tìm kiếm thông tin và trình bày sản phẩm. |
Hoạt động 2: Gợi ý tổ chức các hoạt động học tập
- Tạo cơ hội để HS trải nghiệm, củng cố các kiến thức về kinh doanh.
Kết quả của HS.
- HS được chia theo nhóm, mỗi nhóm cần xác định rõ nhiệm vụ nhóm; phân công nhiệm vụ cho các thành viên; xác định thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
- GV quy định hệ thống đơn vị tiền giả định cấp cho mỗi nhóm số tiền bằng nhau.
- Lập kế hoạch kinh doanh của mỗi nhóm. Mỗi nhóm thực hiện hai nhiệm vụ chính:
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác