Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(Thời lượng: 2 tiết)
- Giá trị mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại qua một số hiện vật;
- Mô phỏng một di sản văn hoá vật thể thế giới thời kì cổ đại và thể hiện lại bằng hình thức tạo hình 2D, 3D;
- Cách tạo dáng và trang trí bìa một cuốn sổ lưu niệm có sử dụng hình ảnh từ di sản
mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết quan sát, khai thác giá trị tạo hình ở thời kì này trong mô phỏng, trang trí một
SPMT;
+ Biết cách khai thác giá trị tạo hình ở thời kì này trong mô phỏng, trang trí một SPMT;
+ Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn;
+ Tạo dáng và trang trí được bìa một cuốn sổ lưu niệm có sử dụng hình ảnh từ di sản
mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại.
- Có ý thức tìm hiểu việc sử dụng vật liệu tái sử dụng trong thực hành SPMT liên quan đến chủ để;
- Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tổn di sản nghệ thuật;
- Cảm nhận được vẻ đẹp của mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại.
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như sản phẩm/ TPMT trình chiếu trên
PowerPoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu,...;
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại.
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV chiếu một số bức tranh, tượng phù điêu,… giới thiệu bài học.
- HS quan sát và hình thành kiến thức ban đầu.
- GV đặt vấn đề Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn mĩ thuật thời kì cổ đại, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 15: Mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại.
HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁT
- Nhận biết được sự đa dạng, phong phú của di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ địa.
HS tìm hiểu thông tin, hình ảnh từ tranh, ảnh, video; nhận biết một số di sản mĩ thuật
thế giới thời kì cổ đại.
HS phân biệt và nhận ra vẻ đẹp của một số đi sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 62, quan sát hình ảnh minh hoa và trả lời câu hỏi: + Những di vật mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại được minh hoạ trong SGK bao gôm những thể loại mĩ thuật nào? + Hãy nhận xét cách tạo hình và trang trí trên những di vật này - GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày về mĩ thuật thời kì cổ đại theo các gợi ý: + Thời kì cổ đại được xác định trong khoảng thời gian nào? + Tạo hình trên những di vật này có gì khác so với thời kì tiễn sử? + Trong những thành tựu mĩ thuật thời kì này, em thích di vật nào nhất? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 1. Quan sát + Thời kì cổ đại là thời kì bắt đầu xuất hiện các nền văn minh đầu tiên trên thế giới. + Đây là thời kì mĩ thuật phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu lớn và để lại nhiều tác phẩm có giá trị tạo nền móng cho sự phát triển của mĩ thuật thế giới sau này. + Tạo hình của thời kì này phong phú về các thể loại: Hội hoạ, Điêu khắc,... Nội dung hướng về các đề tài tôn giáo, thần thoại và con người. Bên cạnh đó, đồ gốm cũng phát triển về kiểu dáng và hoa văn trang trí. + Chất liệu được sử dụng nhiều là những loại đá quý, đồng. + Các công trình kiến trúc có kích thước lớn, tỉ lệ hài hoà và nhiều công trình tồn tại đến ngày nay. |
HOẠT ĐỘNG 2 : Thể hiện
----------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác