Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
MỤC TIÊU CHUNG:
Sau chủ đề này, HS:
- Nêu được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống;
- Rèn luyện năng lực định hướng nghề nghiệp, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá việc thực hiện kế hoạch; phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
(HÙNG BIỆN “HIỂU BẢN THÂN – CHỌN ĐÚNG NGHỀ”)
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng, vị trí của nghề mình yêu thích trong xã hội hiện nay;
- Nêu được hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống;
- Nhận biết được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với nghề nghiệp mình yêu thích;
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn kĩ năng thiết kế tổ chức, đánh giá hoạt động, tự tin, khả năng thuyết trình;
- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
- Phát động HS đăng kí tham gia;
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài hùng biện: Hướng dẫn rõ cách viết, thể hiện ý tưởng ra sổ tay hoặc giấy, cách lập dàn ý đủ ba phần:
+ Đặt vấn đề: súc tích, giới thiệu được chủ đề nghề nghiệp mình chọn;
+ Giải quyết vấn đề: là phần chính của bài hùng biện. Cần chia các ý rõ ràng, gạch chân các ý cần nhấn mạnh; có các ví dụ cụ thể sinh động, các số liệu, tranh, ảnh, bài hát,... để chứng minh và thuyết phục người nghe; nêu được lí do mình chọn nghề, khả năng đáp ứng nghề của bản thân, tầm quan trọng của nghề trong xã hội, xu thế của thời đại hội nhập,....;
+ Kết thúc vấn để: Tóm lại các ý chính, đưa ra kết luận tổng hợp hoặc thông điệp đến người nghe.
- Duyệt các ý tưởng trên giấy;
- Tập huấn phần hùng biện cho HS: cách đặt vấn để, giải quyết vấn để, kết thúc. Khi
hùng biện phải dùng ngôn ngữ lời nói phù hợp, ánh mắt thân thiện, cử chỉ, hành động
thuyết phục, lôi cuốn được người nghe;
- Lập danh sách những HS có khả năng nhất tham gia hùng biện dưới cờ: Nên chọn hai HS khối lớp 9, còn lại mỗi khối một HS;
- Sau khi có danh sách, tiếp tục tập huấn cho các HS tham gia hùng biện;
- Thành lập BGK (Có HS và GV);
- Chuẩn bị phần thưởng;
- Tư vấn lớp trực tuần viết kịch bản và dẫn chương trình.
- Chọn nghề để hùng biện; viết ý tưởng ra giấy; lập dàn ý;
- Nghiêm túc, chăm chỉ luyện tập cách hùng biện;
-----------Còn tiếp --------
Toán, Văn mỗi môn:
Các môn còn lại mỗi môn:
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí