Giải chi tiết GDCD 8 KNTT mới bài 2 Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Giải bài 2 Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc sách GDCD 8 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU:

Câu hỏi: Trong suốt chiều dài lịch sử, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội và văn hóa, kết tinh từ tài năng, sáng tạo của con người, góp phần tạo nên bức tranh sinh động, phong phú và đa dạng của thế giới. Ngày nay, toàn cầu hóa đang xóa đi sự ngăn cách về khoong gian địa lí, tạo điều kiện cho việc giao lưu, học hỏi giữa các dân tộc, các nền văn hóa đồng thời cũng tạo ra nguy cơ làm mấtdid tính đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc, Bởi vậy, chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chống hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa, góp ohafan xây dựng một thế giới đa sắc màu, hòa bình và phát triển.

Em hãy kể tên một số phong tục tập quán đặc sắc của các dân tộc trên thế giới mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

Một số phong tục tập quán đặc sắc của các dân tộc trên thế giới mà em biết:

Tục ăn trầu - Giao tiếp:

 

Từ xưa Việt Nam ta có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện" nên miếng trầu đi đôi với lời chào. Không chỉ là "đầu trò tiếp khách" mà trầu còn là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế gia tiên, lễ cưới, lễ thọ,... Đặc biệt trầu còn rất thân quen với tất cả mọi người, người giàu người nghèo, vùng nào cũng có thể có.

Lễ hội Đền Hùng - Lễ Hội

Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ theo cách gọi thân quen của người dân là Giỗ tổ Hùng Vương. Với tính chất quốc gia, đây là ngày lễ quan trọng của đất nước với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với công ơn dựng nước to lớn của các vị vua Hùng.

Anh: Chào hỏi chim ác là để tránh xui xẻo

Ở Anh, người ta tin rằng nhìn thấy một con chim ác là ở một mình sẽ là điều xui xẻo vì chúng thường di chuyển theo đàn. Vì thế, người ta thường chào chim ác là và một số người thậm chí còn nói với nó để xua đuổi mọi điều xui xẻo. Người Anh tin rằng, bằng cách tỏ ra thân thiện với những loài chim lớn thì mọi điều xui xẻo tiềm ẩn sẽ được xua đuổi vì lòng tốt của chúng. Dù không chắc liệu một con chim ác là ở một mình có phải là xui xẻo hay không, nhưng cũng tốt khi cố gắng để tử tế hơn với động vật.

Trung Quốc: Chồng cõng vợ đi trên than nóng

Phong tục chồng cõng vợ và đi trên than đang cháy có ở một số dân tộc tại Trung Quốc.  Mọi người tin rằng, nếu tục lệ này được thực hiện trước khi hai vợ chồng bắt đầu cuộc sống hôn nhân thì người vợ sẽ được may mắn khi vượt cạn, lúc chuyển dạ sẽ bớt đau hơn. Số khác tin rằng truyền thống này sẽ đảm bảo cho một cuộc hôn nhân không căng thẳng và thành công cho các cặp vợ chồng mới cưới. 

Đức: Đập vỡ đồ sứ để đem lại may mắn

Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại đồ sứ nào hay đập bất cứ lúc nào cũng được. Việc đập vỡ đồ sứ để cầu may phải do gia đình, bạn bè của một cặp đôi mới cưới làm. Khi cặp đôi kết hôn, gia đình và bạn bè thân nhất của họ đập vỡ đồ sứ và để cặp đôi dọn dẹp sau đó.

Ý nghĩa ẩn sau truyền thống này là để đảm bảo rằng cặp đôi có thể làm việc cùng nhau, giúp gắn kết họ lại với nhau và thể hiện rằng, dù cuộc sống có bộn bề khó khăn thì họ có thể cùng nhau dọn dẹp chúng. Theo một cách nào đó, đây là một truyền thống ngọt ngào, mặc dù hơi ồn ào và lộn xộn.

....

KHÁM PHÁ

1. Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

Nhật Bản thuộc Châu Á, là quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ. Người Nhật nôi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ, luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh.......

Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài cả hai lục địa Á - Âu với hơn 160 nhóm sắc tộc khác nhau, trong đó người Nga chiếm khoảng 80% dân dố. Món ăn truyền thống của Nga là cháo ka-sa, nấu từ hạt ngữ cốc; ka-sa có nhiều loại khác nhau theo độ tuổi người dùng,......

Ni-giê-ri-a là nước đông nhất Châu Phi, với hơn 250 bộ tộc cùng chung sống, tạo nên nền văn hóa rất phong phú và đa dạng. Quốc gia này có tới 521 hệ ngôn ngữ khác nhau, trong đó có 510 ngôn ngữ dùng trong đời sống hàng ngày,.....

a. Em hãy nêu những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa của Nhật Bản, Nga, Ni - giê-ri -a( về ẩm thực, trang phục, lễ hội,...

b. Hãy nêu những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

a. Những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa của Nhật Bản, Nga, Ni - giê-ri -a:

- Nhật Bản: 

Ẩm thực: xư-so - món cơm trộn giấm dùng chung với hải sản hoặc rau củ

Trang phục: Ki-mô-nô

Lễ hội: nhiều ngày đặc biệt trong năm - lễ hội đặc sắc lễ hội hoa anh đào

- Nga: 

Ẩm thực: cháo ka-sa

Trang phục:  đa dạng nhưng có điểm chung là màu sắc rực rỡ, lộng lẫy

Lễ hội: gắn liền với sinh hoạt mùa màng, nổi tiếng nhât slaf lễ hội tiễn mùa đông để cầu mong mùa đông mau qua, mùa xuân nhanh tới.

- Ni-giê-ri-a:

Ẩm thực: nhiều gia vị thảo dược và dầu cọ đặc biệt ớt không thể thiếu. Món ăn nổi tiếng nhất là cơm giô-lốp

Trang phục: nhiều trang phục truyền thống đặc điểm chung nhiều màu sắc sặc sỡ, mặc kèm nhiều phụ kiện và trang sức.

Lễ hội: lễ hội bắt cá, lễ hội khoai lang,...

b. Những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mà em biết:

Mỹ: 

CON NGƯỜI NƯỚC MỸ

Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ 3 thế giới với dân số ước tính hơn 325 triệu người. Tuy nhiên, phần lớn dân số của quốc gia này đều là người nhập cư và chỉ có một số ít người da đỏ bản xứ sinh sống rải rác tại khắp các bang của nước Mỹ. Mặc dù các chính sách nhập cư đang được thắt chặt, nhưng cứ khoảng 33 giây lại có một người nhập cư đặt chân lên xứ sở cờ hoa.

Bởi vì đặc thù dân số như vậy nên văn hóa nước Mỹ rất đa dạng và độc đáo. Hầu hết các nền văn hóa trên khắp thế giới đều ảnh hưởng đến Mỹ. Đồng thời với sự phát triển lớn mạnh của cường quốc này thì giờ đây các quốc gia khác trên thế giới đều bị ảnh hưởng lại bởi Mỹ.

TÔN GIÁO MỸ

Với tỷ lệ dân nhập cư đông đúc, hầu như các tôn giáo trên thế giới đều có mặt tại Hoa Kỳ. Trong đó, có khoảng hơn 70% người dân đang theo đạo Kitô giáo, khoảng 23% người dân không theo bất kỳ tôn giáo nào.

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew vào năm 2017, tỷ lệ người dân không theo bất kỳ tôn giáo nào đang có xu hướng giảm dần. Con số này có thể giảm xuống đến ngưỡng 13% vào năm 2060.

VĂN HÓA ẨM THỰC

Vào những giai đoạn đầu lịch sử, ẩm thực Mỹ chịu ảnh hưởng bởi người châu Âu và thổ dân da đỏ bản địa. Ngày nay, với sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau, ẩm thực xứ sở cờ hoa cũng trở nên phong phú và đa dạng với những phương pháp chế biến đặc trưng cho từng vùng miền.

Phía nam Hoa Kỳ thường chế biến các món ăn như gà rán, bánh mì ngô, đậu xanh, đậu đen…. Texas và phía tây nam thường kết hợp phong cách nấu ăn giữa Tây Ban Nha và Mexico, với các món đặc trưng như ớt và burritos, phô mai thái nhỏ và đậu….

Một số món ăn đặc trưng được xác định của người Mỹ hiện nay có thể kể đến như: hot dog, hamburger, khoai tây chiên, mì ống, thịt nướng, phô mát….

VĂN HÓA NƯỚC MỸ QUA CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

Văn hóa nước Mỹ được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới thông qua các chương trình truyền hình và phim ảnh. Ngành công nghiệp điện ảnh tập trung tại Hollywood đã cho ra đời hàng loạt bom tấn, mang về doanh thu hàng trăm tỷ USD mỗi năm.

Theo con số thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ, vào năm 2013 doanh thu của ngành này là 31 tỷ USD, nhưng đến năm 2019 đã tăng vọt lên mức 771 tỷ USD. Trong top 10 bộ phim điện ảnh có doanh thu cao nhất thời đại, tất cả đều là những dự án được thực hiện bởi Hollywood nnhư Avartar, Titanic, Star Wars, Avengers….

Ngoài ra, xứ sở cờ hoa cũng có lịch sử sân khấu lâu đời và phong phú. Cùng với đó là nên âm nhạc đa dạng các phong cách khách nhau như pop, blues, jazz, gospel, rock ‘n’ roll, country và western, bluegrass, hip hop….

THỂ THAO

Hoạt động thể dục thể thao tại Hoa Kỳ diễn ra rất sôi động với nhiều bộ môn khác nhau như bóng đá, bóng chày, bóng rổ, khúc côn cầu…. Trong đó, bóng rổ là môn thể thao được yêu thích nhất tại quốc gia này. Giải đấu bóng rổ NBA của Mỹ là giải bóng rổ quy tụ nhiều vận động viên xuất sắc nhất thế giới; đồng thời mức giá chuyển nhượng các vận động viên và tiền bản quyền cũng là con số khổng lồ.

VĂN HÓA LỄ HỘI

Lễ hội là mội trong những nét đặc sắc trong nền văn hóa nước Mỹ. Hàng năm tại đây tổ chức rất nhiều lễ hội và nhận được sự hưởng ứng đông đảo của người dân như lễ giáng sinh, lễ hội diễu hành những chú cừu, lễ hội Halloween, lễ hội Coachella….

Trong đó, lễ hội âm nhạc Coachella là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất. Vào dịp này, mọi người sẽ tập trung đến địa điểm tổ chức để thưởng thức những màn trình diễn âm nhạc đặc sắc của các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng trên khắp thế giới. Ngoài ra, người tham gia còn có dịp ngắm nhìn các khu nghệ thuật, nơi trưng bày hàng thủ công và “xõa” hết sức mình tại các sàn nhảy disco.

Lào:

Trước hết, đó là sự tôn thờ hoàng gia Đất nướcThái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nướclà vua. Vì vậy, người dân xứ sở chùa vàng luôn thể hiện sự tôn kính nhà vua. Mỗi khi đi qua cung điện hoàng gia hay nhìn thấy hình ảnh của nhà vua, người dân Thái Lan thường cúi gập mình để chào. Ngoài ra, trên mỗi đồng Baht của Thái đều có in hình của nhà Vua. Người dân Thái Lan luôn thể hiện sự tôn kính với Hoàng gia (ảnh: internet) Thứ hai, người Thái rất sùng bái Đạo Phật Một nét đặc trưng của văn hóa Thái Lan mà ai cũng phải nhắc đến là Phật giáo dù Phật giáo không phải là tôn giáo chính của nước này. Được du nhập vào Thái Lan khoảng năm 241 TCN, tồn tại cùng lịch sử lập quốc của Thái Lan, đến nay có tới 93,4% dân số Thái Lan theo đạo phật. Chính phủ và người dân Thái Lan vô cùng tôn trọng và tạo điều kiện cho phật giáo phát triển với những viện phật học, tăng đoàn phật giáo hay là các trường đại học phật giáo…; đặc biệt là vai trò của Phật giáo đượcđưa vào cả hiến pháp của đất nước này. Theo văn hóa Thái Lan, khi đã đi theo Phật giáo, các thầy tu luôn tránh tiếp xúc trực tiếp với phụ nữ; vì vậy, khi đến Thái Lan, các nữ khách nên chú ý nếu gặp thầy tu trên đường, hãy tránh sang một bên nhường đường cho họ, tránh chạm vào các thầy tu khi muốn nhờ giúp đỡ, và khi dâng đồ cúng.

 

Tiếp đến là đặc trưng văn hóa chào của người Thái – ChàoWai Văn hóa chàođã trở thành nét văn hóa đặc trưng của Thái Lan, làđiểm nhấn để nhận ra người Thái trong số rất nhiều dân tộc khác trên thế giới – đó chính là chào Wai. Khi gặp nhau, người Thái thườngchắp tay như đang cầu nguyện và nở một nụ cười ấm áp cúi nhẹ để chào người đối diện. Kiểu chào nàyđược du nhập từ văn hóa Hindu của người Ấn Độ thể hiện sự tôn trọng đối phương và hai tay đưa càng cao càng thể hiện sự tôn kính.

2. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Nen - xơn Man - đê - la(1918 -2013) là người đã dành cả cuộc đời đưa đấy nước Nam Pho thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc A -pác -thai để trở thành nước dân chủ đa chủng tộc. Thời niên thiếu, ông thường được nghe về sự tích anh hùng của nhân dân châu Phi chống lại sự xâm lược của người da trắng,.....

a. Nen - xơn Man - đê - la đã làm gì để chống lại chế độ phân biệt chủng tộc? Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Nam Phi?

b. Em hiểu ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới như thế nào qua thông tin trên?

c. Hãy nêu thêm ví dụ về một hoạt động tôn trạng sự đa dạng của các nền văn hóa và ý nghĩa của hoạt động đó.

Hướng dẫn trả lời:

a. Nen - xơn Man - đê - la đã tham gia Đại hội Dân tộc Phi để đấu tranh cho quyền lợi người da đen để chống lại chế độ phân biệt chủng tộc

Những việc làm đó có ý nghĩa với dân tộc Nam Phi: Đây là bước ngoặt lớn đánh dấu sự chuyền mình và kìm kẹp của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Đồng thời giải phóng dân tộc Nam Phi đề cao tình yêu và sự đoàn kết, khẳng định vẻ đẹp đa dạng, phong phú của dân tộc Nam Phi.

b. Em hiểu ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:

Việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là chúng ta đang tôn trọng những nét đẹp riêng, truyền thống, phong tực của mỗi dân tộc. Đồng thời chúng ta có thể tìm hiểu, tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc khác trên thế giới.

c. Ví dụ về một hoạt động tôn trạng sự đa dạng của các nền văn hóa và ý nghĩa của hoạt động đó:

Khi đi uống trà đạo thì chúng ta nên làm theo quy tắc của người Nhật Bản như quỳ ngối uống trà, sử dụng nguyên liệu chính gốc của họ

 

Ý nghĩa là ta tôn trọng vẻ đẹp của ẩm thực và phong cách thưởng thức của họ từ đó chúng ta tìm hiểu về cách uống trà từ họ.

3. Thực hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD) là một văn kiện cam kết các quốc gia thành viên loại bỏ phân biệt chủng tộc và thúc đẩy sự hiểu biết giữa tất cả các chủng tộc.......

Ngoài giờ học chính khóa, bạn Hà tham gia một khóa học tiếng Anh trực tuyến với người nước ngoài. Lớp học có nhiều thành viên ở các quốc gia với độ tuổi, màu da, sở thích, văn hóa khác nhau......

a. Nêu ý nghĩa của Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.

b. Bạn Hà và các bạn trong trường hợp 2 đã làm gì để thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng dân tộc và văn hóa?

c. Hãy kể một số việc cần làm thể hiện thái đọ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, các nền văn hóa.

Hướng dẫn trả lời:

a. Ý nghĩa của Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc:

tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán.... của các dân tộc khác trên thế giới. Đồng thời mỗi dân tộc đều có mỗi sựu đa dạng đặc sắc riêng vì vậy công ước vừa thể hiện sự công bằng mà còn tôn trọng vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

b. Bạn Hà và các bạn trong trường hợp 2  đã thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng dân tộc và văn hóa:

Cùng nhau giới thiệu, chia sẻ những phong tục tập quán, văn hóa độc đáo của dân tộc mình và các dân tộc khác trên thế giới.

Chia sẻ những sưu tầm ảnh, tư liệu phong phú để giới thiệu với bạn bè nước ngoài về nét đẹp truyền thống dân tộc, văn hóa Việt Nam.

c. Một số việc cần làm thể hiện thái đọ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, các nền văn hóa.

Chia sẻ và lắng nghe những truyền thống văn hóa  của các dân tộc khác trên thế giới

Tuân thủ quy tắc khi tham gia các lễ hội, ẩm thực của các dân tộc trên thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

a. Ý nghĩa của Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc:

tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán.... của các dân tộc khác trên thế giới. Đồng thời mỗi dân tộc đều có mỗi sựu đa dạng đặc sắc riêng vì vậy công ước vừa thể hiện sự công bằng mà còn tôn trọng vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

b. Bạn Hà và các bạn trong trường hợp 2  đã thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng dân tộc và văn hóa:

Cùng nhau giới thiệu, chia sẻ những phong tục tập quán, văn hóa độc đáo của dân tộc mình và các dân tộc khác trên thế giới.

Chia sẻ những sưu tầm ảnh, tư liệu phong phú để giới thiệu với bạn bè nước ngoài về nét đẹp truyền thống dân tộc, văn hóa Việt Nam.

c. Một số việc cần làm thể hiện thái đọ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, các nền văn hóa.

Chia sẻ và lắng nghe những truyền thống văn hóa  của các dân tộc khác trên thế giới

Tuân thủ quy tắc khi tham gia các lễ hội, ẩm thực của các dân tộc trên thế giới.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tính với ý kiến/ việc làm nào dưới đây. Vì sao?

a. Bạn T cho rằng, chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có.

b. Chị Q cho rằng, mọi dân tộc đều có cái hay, cái đjep để học hỏi

c. Anh K cho rằng, mọi sản phẩm của các dân tộc, các nền văn hóa đều tốt, đều đáng được tiếp thu và học tập.

d. Theo bạn B, cần tiếp thu có chọn lọc những sản phẩm nào phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dân tộc, văn hóa của đất nước mình.

e. Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểi văn hóa các dân tộc, chị N......

g. Bố mẹ H không xem các chương trình nghệ thuật nước ngoài mà chỉ cem các chương trình nghệ thuật Việt Nam...

Hướng dẫn trả lời:

  • Em đồng tình với các ý kiến/ việc làm: b, c, e 
  • Em không đồng tình với các ý kiến/ việc làm: a, d,g

 

Vì mỗi dân tộc đều có những nét riêng về tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ đó là những điều quý giá của nhân loại cần được tôn trọng kế thừa. Nếu chúng ta không tiếp thu học tập mà né tránh, không tìm hiểu thì chúng ta sẽ trở thành lạc hậu, không tìm hiểu hay học hỏi về những cái hay cái tinh hoa của dân tộc khác.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tính với ý kiến/ việc làm nào dưới đây. Vì sao?

a. Bạn T cho rằng, chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có.

b. Chị Q cho rằng, mọi dân tộc đều có cái hay, cái đjep để học hỏi

c. Anh K cho rằng, mọi sản phẩm của các dân tộc, các nền văn hóa đều tốt, đều đáng được tiếp thu và học tập.

d. Theo bạn B, cần tiếp thu có chọn lọc những sản phẩm nào phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dân tộc, văn hóa của đất nước mình.

e. Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểi văn hóa các dân tộc, chị N......

g. Bố mẹ H không xem các chương trình nghệ thuật nước ngoài mà chỉ cem các chương trình nghệ thuật Việt Nam...

Hướng dẫn trả lời:

  • Em đồng tình với các ý kiến/ việc làm: b, c, e 
  • Em không đồng tình với các ý kiến/ việc làm: a, d,g
  • Vì mỗi dân tộc đều có những nét riêng về tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ đó là những điều quý giá của nhân loại cần được tôn trọng kế thừa. Nếu chúng ta không tiếp thu học tập mà né tránh, không tìm hiểu thì chúng ta sẽ trở thành lạc hậu, không tìm hiểu hay học hỏi về những cái hay cái tinh hoa của dân tộc khác.

 

Câu hỏi 2: Em sẽ xử lí như thế nào nếu là nhân vật trong tình huống sau?

a. Anh S mang trong mình dòng máu Việt Nam và Mỹ gốc Phi nên bị một số bạn trong lớp trêu chọc về màu da

b. Bạn M rất thích đọc sách về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới nhưng bố mẹ lại yêu cầu dành thời gian để học các môn học chính khóa trong nhà trường.

Hướng dẫn trả lời:

a. Theo em, thì sẽ chi sẻ với các bạn về truyền thống dân tộc, những nét đjep của từng nước trên thế giới qua tranh ảnh auu tầm hay những câu chuyện từ đó kéo mọi người gần tới nhau hơn. Các bạn thấu hiểu và dần tìm hiểu về đất nước Việt Nam

 

b. Bạn M cần nói cho bố mẹ về việc tìm hiểu và học hỏi về các truyền thống dân tộc từ đó chúng ta học hỏi những nét đẹo riêng từ đó tiếp thu và áp dụng vào các kiến thức thực tế đặc biệt trong các môn học liên quan tới kiến thức về các nước trên thế giới.

Câu hỏi 3: Em hãy cùng các bạn xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủ tộc và văn hóa.

Hướng dẫn trả lời:

HÃY THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA CHÍNH MÌNH 

Anh Tân và chị Hương lấy nhau được 8 năm và đã kịp có với nhau 4 mặt con. Hai con đầu, chị đẻ sinh đôi một trai, một gái; đứa thứ ba 4 tuổi, đứa út 2 tuổi. Gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông lại thêm đàn con lít nhít, trứng gà, trứng vịt nên kinh tế của hai anh chị cũng khó khăn. Vì vậy hai anh chị ít khi tiếp xúc và tìm hiểu các nền văn hóa khác trên thế giới.

Năm nay, hai đứa lớn đến tuổi vào lớp 1, nhưng anh Tân nói nhà còn nghèo nên chỉ cho thằng bé đi học, còn con bé phải ở nhà trông các em, phụ giúp việc vặt cho bố mẹ, vì theo anh Tân thì “con gái lớn lên là lấy chồng không cần học hành làm gì”. Thấy con buồn vì không được đến trường như em trai, nhưng chị Hương cũng không biết làm gì hơn vì mọi việc trong nhà xưa nay đều do anh Tân quyết định.

Sáng nay, sau khi đưa thằng bé đến lớp, chị vội mang chỗ rau nhà trồng vừa thu hoạch được ra chợ huyện bán, cũng thêm được ít tiền những lúc nông nhàn. Buổi trưa về đến nhà, chị thấy chồng chị đang nói chuyện với một người đàn ông lạ mặt. Khi khách ra về, chị hỏi chồng:

Chị Hương: Ông khách vừa nãy là ai vậy mình?

Anh Tân: À. Đấy là ông Vui ở thị trấn, chuyên buôn bán bất động sản.

Chị Hương: Mà ông ấy vào nhà mình có việc gì không mình?

Anh Tân: Chuyện là thế này, Tôi định bán  bán mảnh vườn để lấy vốn làm ăn. Chú Xanh rủ tôi lên miền ngược mua măng khô về bán, “chứ bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, làm ruộng mãi chẳng giầu lên được”.

Nghe chồng nói vậy, chị rụng rời tay chân.

Chị Hương: Bố chúng nó xem thế nào chứ buôn bán mình có quen đâu, lời lãi đâu không thấy, khéo lại mất đất, mất vườn. Mà có mảnh vườn, mỗi năm nhà mình còn có mấy vụ rau, cũng có ít tiền thêm vào cho các con

Anh Tân (quát): Đàn bà biết gì mà ý kiến, chưa làm đã gàn, bực cả mình! Xuống bếp lo cơm nước đi!

 Chị Hương buồn quá, khóc nấc lên. 

Vừa lúc đó, có tiếng bác Minh ở ngoài cổng

Bác Minh: Nhà có chuyện gì mà ồn ào vậy?.

Thấy bác Minh, chị Hương mừng quá. Bác vừa là bác họ của anh Tân lại vừa là Trưởng thôn. Bác rất có uy tín trong họ và trong thôn, xóm. Chị Hương vội kể cho bác Minh nghe chuyện anh Tân định bán mảnh vườn, khi chị có ý kiến thì anh lại quát nạt; còn anh Tân thì cho rằng chuyện lớn, chuyện nhỏ trong nhà đều do người đàn ông, người chồng quyết định, chị Hương là vợ phải nghe lời chồng, chỉ cần chăm nom gia đình, con cái là được rồi.

Nghe xong chuyện của anh Tân, chị Hương, bác Minh nói:

Bác Minh: Chú Tân ạ, bây giờ nam nữ bình quyền, cả nam và nữ đều có vị trí, vai trò ngang nhau trong xã hội cũng như trong gia đình. Cô Hương có quyền cùng với chú bàn bạc, quyết định các công việc của gia đình. Đối với tài sản chung của hai vợ chồng, thì vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung và quyết định các nguồn lực trong gia đình[4]. Mảnh vườn là tài sản chung của hai vợ chồng, nên cô Hương có quyền có ý kiến; hai vợ chồng nên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng ý kiến của nhau để đi đến quyết định cuối cùng làm sao có lợi nhất cho gia đình.

Anh Tân: Bác cứ nói thế nào chứ. Thuyền theo lái, gái theo chồng. Việc lớn nhỏ trong nhà phải do chồng quyết định.

Bác Minh: Chú Tân ạ, những điều tôi vừa nói với chú đều dựa trên quy định pháp luật của Nhà nước, như Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới…. Pháp luật còn quy định rõ nếu chú cứ tự ý bán mảnh vườn mà chị Hương không đồng ý thì cô Hương còn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố việc mua bán đó là vô hiệu.

Anh Tân: Vậy hả bác? Vậy mà từ trước đến giờ em cứ ngỡ… Thôi, để vợ chồng em về bàn bạc lại chuyện đất cát. Mà hôm nay bác sang nhà em chơi hay có việc gì nữa?

Bác Minh: À, hôm nay tôi sang hỏi cô chú xem vì sao không cho con bé lớn đến trường?

Anh Tân: Bác cũng biết hoàn cảnh nhà em đấy. Nhà thì đông con, kinh tế thì khó khăn. Bây giờ mà cho cả hai đứa đi học thì nhà em túng quá. Hơn nữa con gái không cần học nhiều,

Bác Minh: Chú lại sai rồi. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cấm người lớn cản trở việc học tập của trẻ em[6], nên việc cô chú không cho con đi học là sai; đồng thời, Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái. Luật bình đẳng giới của Nhà nước ta quy định rõ: con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển[7]. Cô chú chỉ cho cậu con trai đi học, bắt con gái ở nhà là đã có sự phân biệt đối xử giữa các con, vẫn còn tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”. Hơn nữa, việc học của các cháu đều được Nhà nước miễn phí nên cô chú không phải lo vì hoàn cảnh kinh tế gia đình.

Anh Tân: Vậy hả bác? Thế mà em cứ lo không có tiền cho các cháu đi học. Nghe bác phân tích em thấy sáng ra nhiều.

Bác Minh: Tân à, chú nên thay đổi quan niệm của mình, đừng coi thường vai trò của người phụ nữ, người vợ. Hương nó cũng đóng góp công sức với gia đình có kém gì cháu đâu, từ sáng đến tối lo việc đồng áng lại lo nội trợ, chăm sóc con cái, bác thấy nó cứ luôn chân luôn tay, Tân có đồng ý thế không?

Anh Tân  lúng túng gật đầu.

 

 Quay sang Hương, bác Minh nói tiếp: Còn cô Hương cũng phải thay đổi suy nghĩ, nhận thức; phải thấy được vai trò của mình, biết được quyền của mình, có ý kiến trong các công việc gia đình, không nên nghe theo sự áp đặt của chồng. Có như vậy gia đình cô chú mới thực sự hạnh phúc. 

VẬN DỤNG

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) giới thiệu về một nét văn hóa đặc sắc của một dân tộc trên thế giới

Hướng dẫn trả lời:

  • Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Tìm kiếm google: Giải GDCD 8 KNTT bài 2, giải GDCD 8 sách kết nối tri thức bài 2, Giải bài 2 Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc,bài 2 Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net