1. Mục đích
Hướng dẫn trả lời:
2. Kết quả và giải thích
- Hình vẽ lục lạp trong tế bào biểu bì cây rong mái chèo.
- Kết quả thí nghiệm nhận biết, tách chiết các sắc tố trong lá cây và giải thích.
Hướng dẫn trả lời:
Kết quả thí nghiệm: Trên bản sắc kí xuất hiện 4 màu: xanh, vàng, cam, đỏ
Giải thích: Diệp lục là nguyên nhân chính làm cho lá cây có màu xanh lục. Carotenoid và Flavonoids cũng có trong lá cây, hấp thụ ánh sáng xanh dương và xanh ngọc trong ánh sáng Mặt Trời nên nó phản xạ ánh sáng vàng vào mắt người, nó chủ thể hiện màu khi diệp lục giảm. Carotenoids còn là sắc tố tạo nên màu cam, - Carotene là 1 trong những Carotenoids phổ biến ở thực vật. Nó hấp thụ mạnh ánh sáng xanh đồng thời phản xạ ánh sáng màu đỏ và vàng tạo nên màu cam. Bên cạnh đó, anthocyanins phản xạ ánh sáng màu đỏ vào mắt người.
- Kết quả thí nghiệm sự tạo thành tinh bột và thải oxygen trong quang hợp và giải thích.
Hướng dẫn trả lời:
Kết quả sự tạo thành tinh bột: Phần lá bị bịt giấy đen không có phản ứng đổi màu với dung dịch iodine, phần lá không bị bịt giấy đen có phản ứng đổi màu với dung dịch iodine.
Giải thích: Tiến hành bịt một phần lá thí nghiệm bằng băng giấy màu đen nhằm: ngăn cản quá trình quang hợp ở phần lá bị bịt băng đen.
Kết quả sự thải oxygen: Ống nghiệm ở ngoài sáng có xuất hiện bọt khí, ống nghiệm ở trong tối không có bọt khí
Giải thích: Chất khí được thải ra chính là khí oxygen. Do cốc thuỷ tinh được chiếu ánh sáng nên cành rong đuôi chó ở cốc đó sẽ tiến hành quang hợp thải ra khí oxygen. Oxygen nhẹ hơn nước nên sẽ tạo thành bọt khí nổi lên trên.
3. Trả lời câu hỏi
a) Em có nhận xét gì về hình dạng, số lượng, kích thước và sự phân bố lục lạp trong tế bào cây rong mái chèo?
Hướng dẫn trả lời:
Tế bào biểu bì hình chữ nhật được xếp sít nhau. Số lượng lục lạp nhiều, hình bầu dục hoặc hình tròn, phân bố trong bào tương.
b) Tại sao phải để chậu cây trong bóng tối 2 ngày trước khi làm thí nghiệm?
Hướng dẫn trả lời:
Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hoá CO2 và nước thành hợp chất hữu cơ C6H12O6 (tinh bột) đồng thời giải phóng O2.
Vì vậy, phải để chậu cây trong bóng tối 2 ngày trước khi làm thí nghiệm để cản trở cây tiếp xúc với năng lượng ánh sáng làm cho cây không thể tiến hành quá trình quang hợp và có thể loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi lá cây.
c) Việc trồng cây thuỷ sinh hoặc thả rong trong bể cá có tác dụng gì?
Hướng dẫn trả lời:
Việc trồng cây thuỷ sinh hoặc thả rong trong bể cá có nhiều tác dụng: nó tạo môi trường tự nhiên cho cá sinh sống, tạo nơi cư trú và sinh sản cho cá và đặc biệt là giúp cải thiện khí Oxy trong hồ cá. Khi chúng quang hợp, chúng hấp thụ khí CO2 từ cá thải ra và giải phóng O2 vào trong nước.