Giải chi tiết Sinh học 11 Kết nối mới bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải bài 10: Tuần hoàn ở động vật sách sinh học 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây hậu quả gì đối với cơ thể?

Hướng dẫn trả lời:

Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây ra những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim dẫn tới suy tim nếu không được điều trị. Các triệu chứng của cơn thiếu máu cục bộ có thể tiến triển thành đột quỵ nếu không được điều trị - đột ngột yếu hoặc tê bì chân tay, nói lắp hoặc khó nói, ... Xơ vữa động mạch cũng có thể gây ra chứng phình động mạch ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Trong khi hầu hết những người bị chứng phình động mạch không có triệu chứng, một số trường hợp khác có thể có cảm giác đau và nhói ở khu vực túi phình. Nếu túi phình vỡ, tỷ lệ vẫn có xảy ra xuất huyết nội và đe dọa đến tính mạng. Điều này thường xảy ra đột ngột song vẫn có lúc xảy ra rò rỉ chậm.

I. KHÁI QUÁT HỆ TUẦN HOÀN

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

Câu hỏi 1: Nghiên cứu Hình 10.1 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Câu hỏi 1: Nghiên cứu Hình 10.1 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Hướng dẫn trả lời:

  • Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở: Máu xuất phát từ tim → qua hệ thống động mạch → tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu - nước mô → Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu - nước mô chui vào → tĩnh mạch → để về tim.

→ Hệ tuần hoàn có một đoạn máu không chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn hở.

  • Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim → bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín → từ động mạch → qua mao mạch, tĩnh mạch → về tim. Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch.

→ Hệ tuần hoàn có máu chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn kín.

Câu hỏi 2: Nghiên cứu Hình 10.2 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn đơn của Cá xương và hệ tuần hoàn kép của Thú, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

Câu hỏi 2: Nghiên cứu Hình 10.2 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn đơn của Cá xương và hệ tuần hoàn kép của Thú, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

Hướng dẫn trả lời:

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:

  • Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.
  • Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.

III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

Câu hỏi 1: Van tim có vai trò như thế nào trong tuần hoàn máu?

Hướng dẫn trả lời:

Van tim cho máu đi theo một chiều. Khi van ba lá và van hai lá mở, máu chảy từ hai tâm nhĩ vào hai tâm thất. Khi van động mạch phổi mở, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi. Khi van động mạch chủ mở, máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ.

Câu hỏi 2: Hệ dẫn truyền tim có vai trò như thế nào đối với hoạt động của tim và tuần hoàn máu?

Hướng dẫn trả lời:

Tim co dãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Purkinje. Nút xoang nhĩ tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xong nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His, rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co.

IV. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH

V. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

Câu hỏi 1: Quan sát Hình 10.7, giải thích sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu.

Hướng dẫn trả lời:

Do hoạt động co dãn của tim theo chu kì nên máu được bơm vào động mạch theo từng đợt và tạo ra huyết áp thâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ứng với tâm thất co, huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ứng với tâm thất dãn.

Trong suốt chiều dài của hệ mạch, từ động mạch chủ đến mao mạhc và tĩnh mạch chủ, có sự biến động rõ rệt về huyết áp. Trong hệ mạch, huyết áp giảm gần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch. Huyết áp giảm dần là do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong hệ mạch.

Câu hỏi 2: Quan sát Hình 10.8, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

a) Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

b) Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu.

Quan sát Hình 10.8, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

Hướng dẫn trả lời:

a) Vận tốc máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tăng dần từ mao mạch đến tính mạch. Tổng tiết diện của mao mạhc > Tổng tiết diện của tĩnh mạch > Tổng tiết diện của động mạch.

b) Mối liên hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu: tổng tiết diện của mạch càng lớn thì vận tốc máu càng nhỏ.

Câu hỏi 3: Tại sao trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch?

Hướng dẫn trả lời:

Trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch bởi vì mao mạch có đường kính 5 - 10 micromet và chiều dài khaonrg 0,4 - 2 mm. Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể khoảng 500 - 700 . Thành mao mạhc cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua. Máu trao đổi chất với tế bào cơ thể qua dịch mô.

VI. ỨNG DỤNG

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

Câu hỏi 1: Dựa vào tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế, ... về một số bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn, nguyên nhân gây bệnh đó và cách phòng chống. Sau đó kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1.....?.....

?

?

Hướng dẫn trả lời:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1. Bệnh mạch vành
  • Do tình trạng thừa cân béo phì, lối sống ít vận động, chế độ ăn uống/sinh hoạt thiếu học và hút thuốc lá ở người trẻ tuổi.
  • Tình trạng cao huyết áp
  • Bệnh đái tháo đường
  • Rối loạn lipid máu
  • Hút thuốc lá

 

  • Ngưng hút thuốc lá và tránh khói thuốc;
  • Nói không với rượu bia;
  • Chế độ ăn uống hợp lý
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo
  • Xây dựng lối sống tích cực, thanh thản, vui vẻ, tránh tính trạng căng thẳng quá mức, thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, làm việc điều độ, quản lý thời gian hiệu quả.
2. Bệnh động mạch ngoại biênDo tăng thành lập các mảng xơ vữa trên thành mạch. Đây là hệ quả của các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa trong cơ thể, nổi bật nhất là rối loạn lipid máu.
  • Ngưng hút thuốc lá
  • Thăm khám thường xuyên
3. Thiếu máu cơ timThiếu máu cơ tim thường do 3 nguyên nhân xơ vữa động mạch, co thắt mạch vành và rối loạn chức năng vi mạch gây ra. Trong đó rối loạn chức năng vi mạch là nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu cơ tim ở người đái tháo đường, tăng huyết áp nhưng ít được chú ý.
  • Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ
  • Xây dựng chế độ ăn tốt cho tim mạch
  • Luyện tập thể dục và giảm stress
  • Bổ sung chiết xuất có lợi cho sức khoẻ
4. Suy timSuy tim là hậu quả của nhiều bệnh. Các nguyên nhân thường gặp nhất là tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim giãn, nghiện rượu, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, tiểu đường, cường giáp, bệnh tự miễn, bệnh tim chu sản (suy tim xảy ra cho người mẹ trước và sau thời gian sinh con vài tuần),...
  • Điều chỉnh lối sống
  • Điều trị bằng thuốc
  • Sử dụng các kĩ thuật nâng cao

Câu hỏi 2: Dựa vào tác động của rượu, bia đối với hoạt động thần kinh, hãy phân tích tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

Hướng dẫn trả lời:

Rượu, bia làm tim đập nhanh, mạnh dẫn đến huyết áp tăng cao. Đối với hệ thần kinh, uống nhiều rượu, bia gây trì trệ hoạt động thần kinh, não mất đi sự linh hoạt vốn có. Người uống nhiều rươu, bia khoogn làm chủ được bản thân, dễ nối nóng và có những hành động thiếu chính xác. Chính vì vậy, khi tham gia giao thông sẽ không thể xử lí các tình huống bất ngờ, thậm chí có thể gây tai nạn. Số lượng người tử vong khi tham gia giao thông có sử dụng rượu bia nhiều. Vì thế, việc ban hành quy định xử phạt đối với người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông sẽ góp một phần bảo vệ tính mạng của người dân.

LUYỆN TÂP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Tại sao máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ?

Hướng dẫn trả lời:

Máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ. Bởi vì tĩnh mạch phổi là dòng máu đi từ mao mạch phổi về tim, tại tĩnh mạch phổi, máu vừa được nhận khí O2 và thải khí CO2 nên dòng máu đang có nồng độ O2 cao hơn. Còn ở tĩnh mạch chủ là dòng máu đi từ các cơ quan về tim, tại đây, nồng độ O2 đã được các cơ quan sử dụng và thải khí CO2, nên ở tĩnh mạch chủ có nồng độ O2 thấp hơn.

Câu hỏi 2: Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật:

 Động vật

Nhịp tim/phút 

 Voi

Trâu

Lợn

Mèo

Chuột

25 - 40

40 - 50

60 - 90

110 - 130

720 - 780

Cho nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật. Tại sao nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật?

Hướng dẫn trả lời:

Quan sát Bảng ta thấy: những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng chậm (hay nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể).

Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxy cao và ngược lại.

Câu hỏi 3: Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây, điều này được giải thích như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao, nhịp tim sẽ tạm thời tăng lên và quay lại trạng thái bình thường khi nghỉ ngơi. Đối với những người thường xuyên luyện tập, nhịp tim lúc nghỉ sẽ thấp hơi, điều này giúp tim không phải họat động quá nhiều và gia tăng tuổi thọ so với người lười hoạt động.

Câu hỏi 4: Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tập thể dục thường xuyên. 30 phút tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp trái tim của bạn và phần còn lại của hệ tuần hoàn khỏe mạnh. ...
  • Nói không với thuốc lá ...
  • Ăn các thực phẩm tốt cho hệ tuần hoàn. ...
  • Giữ trọng lượng cơ thể ...
  • Giảm stress.
Tìm kiếm google: Giải Sinh 11 Kết nối bài 10 Tuần hoàn ở động vật, giải Sinh 11 Kết nối, giải Sinh 11 kntt, giải sinh 11 kết nối bài 10, giải bài Tuần hoàn ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 KNTT mới

PHẦN 3. SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net