BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
VĂN BẢN 2: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Nước Đại Việt ta”?
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyễn Du
- Trần Quốc Tuấn
Câu 2: “Đại cáo bình Ngô” là bản tổng kết toàn diện:
- Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt của nhân dân nhà Lý.
- Những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta thời Trần.
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.
- Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.
Câu 3: Trong hai dòng đầu của văn bản, tác giả đã nêu lên tư tưởng gì?
- Tư tưởng sùng bái
- Tư tưởng nhân nghĩa
- Tư tưởng chủ quyền dân tộc
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Lưu Cung gặp vấn đề khi sang xâm chiếm Đại Việt?
- Đánh chiếm được Đại Việt
- Tham công nên thất bại
- Chưa đánh được gì đã phải quay về
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Toa Đô bị làm sao khi sang xâm chiếm Đại Việt?
- Thích lớn nên diệt vong
- Bị bắt sống
- Bị giết ngay khi giao chiến
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Câu “Việc xưa xem xét / Chứng cớ còn ghi” thể hiện điều gì?
- Ý chí tự chủ, độc lập, tự cường của dân tộc ta.
- Chứng minh cho quân giặc thấy về lịch sử hào hùng của nước ta.
- Khẳng định về tính chuẩn xác của những bằng chứng mà tác giả đưa ra trước đó.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Trong văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác
- Lưu Cung tham công … giết tươi Ô Mã.
- Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: “Đại cáo bình Ngô” được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Nội dung nào trong đoạn trích thể hiện điều đó?
- Nước Đại Việt có nền văn hiến đã lâu; lịch sử hào hùng qua nhiều triều đại
- Nước Đại Việt có chủ quyền dân tộc “Núi sông bờ cõi đã chia”
- Phong tục của Đại Việt khác với các nước phương Bắc
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Luận đề trong văn bản là gì?
- Chủ quyền dân tộc.
- Bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
- Việc gây dựng và phát triển của các triều đại
- Sự thất bại của các tướng lĩnh phương Bắc
Câu 3: Luận điểm trong văn bản gồm:
- Tư tưởng nhân nghĩa, ý chí tự tôn dân tộc và lịch sử hào hùng.
- Khẳng định chủ quyền dân tộc và hậu quả phải gánh chịu nếu gây ra chiến tranh phi nghĩa.
- Lịch sử các triều đại, anh hùng tứ phương và những cuộc chiến ác liệt
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào có sự đối nhau về nội dung rõ ràng nhất?
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
- Núi sống bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác
- Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Câu 5: Tác dụng của văn biền ngẫu trong văn bản là gì?
- Tạo nên nhịp điệu và ý nghĩa cho văn bản.
- Giúp tác giả khái quát được những luận điẻm chính
- Đảm bảo được các quy tắc thơ Trung đại.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Đoạn trích giúp em hiểu thêm những gì về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi?
- Văn nghị luận của ông có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục, ngôn từ giàu sức truyền cảm.
- Cách viết văn nghị luận của ông mang hơi hướng hiện đại, sử dụng những tư duy, triết lí sâu sắc mà người đương thời khó có thể hiểu được.
- Cách viết văn nghị luận của ông đảm bảo yếu tố chính luận, văn hoá, lịch sử, toán học, tình cảm đôi lứa.
- Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Chức năng của thể cáo là tuyên ngôn hoặc tổng kết một vấn đề, một sự kiện. Điều này được thể hiện như thế nào trong văn bản?
- Đoạn mở đầu “Bình Ngô đại cáo” chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thất bại của quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Đoạn mở đầu “Bình Ngô đại cáo” tuyên ngôn về nhân nghĩa, về độc lập dân tộc.
- Văn bản tổng kết về lịch sử hào hùng của nước ta.
- Cả B và C.
Câu 2: Thể cáo có kết cấu gồm bốn phần: nêu luận đề chính nghĩa; lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi nghĩa; thuật lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của lực lượng chính nghĩa với cảm hứng ngợi ca; tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. Điều này được thể hiện như thế nào trong văn bản?
- Văn bản ứng với phần đầu: nêu luận đề chính nghĩa (nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập của “nước Đại Việt ta")
- Văn bản ứng với phần đầu: nêu luận đề chính nghĩa (cơ sở khoa học về chính nghĩa)
- Văn bản ứng với phần hai: lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi nghĩa (Toa Đô, Triệu Tiết,…)
- Văn bản ứng với phần bốn: tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa
Câu 3: Lập luận ở thể cáo thường có sự kết hợp giữa lí lẽ và chứng cứ thực tiễn, giữa tư duy lô-gíc và tư duy hình tượng. Điều này được thể hiện như thế nào trong văn bản?
- Chứng minh bằng thực tiễn: “Việc xưa xem xét / Chứng cớ còn ghi”
- Tác giả đã chỉ ra được sứ mệnh của quân đội nhà Lê trong việc bảo vệ đất nước
- Tác giả đã cho thấy được hình ảnh tưởng tượng kết hợp với chứng minh thực tiễn về hậu quả mà những người làm việc phi nghĩa phải gánh chịu
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Về lời văn, cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Cũng có khi thể cáo dùng đan xen tản văn (văn xuôi) với biền văn. Điều này được thể hiện như thế nào trong văn bản?
- Phần thứ hai của văn bản dùng đan xen tản văn (văn xuôi) với biền văn.
- Toàn bộ văn bản được viết bằng văn biền ngẫu, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau: “Núi sông bờ cõi đã chia – Phong tục Bắc Nam cũng khác – Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương".
- Các câu đầu của văn bản có sự kết hợp của những phương thức chứng minh hiện đại với hình thức lời văn của thể cáo.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đoạn văn sau đây nêu cách hiểu về hai câu mở đầu văn bản:
(1) Hai câu văn cho thấy mục đích của việc làm nhân nghĩa là để “yên dân”, tức đem lại cuộc sống thái bình cho người dân, mục đích của đội quân Lam Sơn là tiễu trừ kẻ có tội. (2) Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực nhất của tư tưởng nhân nghĩa khi xác định: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
(3) Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo” thì dân mà tác giả nói tới là người dân nước Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn là giặc Minh cướp nước. (4) Để “yên dân” thì phải “trừ bạo”, tức là phải đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành lại đất nước. (5) Như vậy, nhân nghĩa là phải chống xâm lược, chống xâm lược chính là nhân nghĩa. (6) Ở Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa có sự kết hợp với tư tưởng yêu nước, thương dân, chống xâm lược.
Câu nào trong đoạn văn trên có điểm không đúng?
- (1), (5)
- (2), (3), (5)
- (6)
- Không có câu nào.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: So sánh với bài thơ “Nam Quốc sơn hà”, ý thức độc lập dân tộc trong bài “Bình Ngô đại cáo” có sự tiếp nối và phát triển. Ý nào sau đây không thể hiện điều đó?
- Ngoài yếu tố chủ quyền, “Bình Ngô đại cáo” còn bổ sung thêm các yếu tố cơ bản nữa như: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
- Việc tác giả đặt sóng đôi, ngang hàng lịch sử các triều đại Việt Nam với các triều đại Trung Quốc nhằm khẳng định “Nam đế” làm chủ Nam quốc không phải bằng "thiên thư" (sách trời) mà bằng thực tế lịch sử.
- Trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc.
- Qua văn bản tác giả đã chứng minh cho cả thế giới biết về sức mạnh vô đối của nhân dân Đại Việt trong chiến tranh.
Câu 2: “Bình Ngô đại cáo” là mẫu mực về kết cấu chặt chẽ, lập luận đanh thép, sắc bén. Phần mở đầu bài cáo (đoạn trích “Nước Đại Việt ta”), Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo". Khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, tác giả làm nổi bật hai nội dung cốt lõi: "yên dân" và "trừ bạo". Tiếp đến bài cáo khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập từ lâu của nước Đại Việt: "Tuy mạnh yếu khác nhau – Song hào kiệt đời nào cũng có...". Chân lí này được khẳng định theo trình tự: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, truyền thống anh hùng hào kiệt, chủ quyền dân tộc. Cách nêu tiền đề bằng những chân lí như vậy đã tạo cơ sở lí luận chắc chắn, chỗ dựa cho việc triển khai lập luận ở những phần sau.
Đoạn văn trên có ý nào không đúng?
- Phần mở đầu bài cáo, Nguyễn Trái đúng ra phải là nêu lên chiến thuật trị nước thay vì tư tưởng nhân nghĩa.
- Bài cáo khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập từ lâu của nước Đại Việt đúng ra phải thể hiện qua hai câu "Như nước Đại Việt ta từ trước – Vốn xưng nền văn hiến đã lâu...".
- Cách nêu tiền đề bằng những chân lí đúng ra phải có ý nghĩa về mặt khoa học ứng dụng chứ không phải là tạo cơ sở lí luận chắc chắn, chỗ dựa cho việc triển khai lập luận ở những phần sau.
- Không có ý nào.
--------------- Còn tiếp ---------------