Soạn mới giáo án Hóa học 8 kết nối bài 4: Dung dịch và nồng độ

Soạn mới Giáo án hóa học 8 kết nối bài Dung dịch và nồng độ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.
  • Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.
  • Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.
  • Tiến hành được thí nghiệm pha một sung dịch theo một nồng độ cho trước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về dung dịch, độ tan, cách tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol theo công thức, biết cách pha dung dịch theo nồng độ mol cho trước.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về dung dịch, độ tan trong nước của một chất. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của các chất đã tan trong nhau, độ tan của một chất trong nước; tính được độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol theo công thức
  • Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện thí nghiệm pha một dung dịch theo nồng độ cho trước.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế,biết cách pha chế dung dịch nước muối sinh lí để sát khuẩn, nước, oresol dùng khi cơ thể bị mất nước.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập, phiếu bài tập.
  • Các đồ dùng thí nghiệm.
  • Máy chiếu, bảng nhóm.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS hình thành tư duy tỏng quan cho bài học. Từ đó khamms pá, tìm tòi và chủ động việc tìm kiếm kiến thức mới về nồng độ dung dịch.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề “Các dung dịch thường có ghi kèm nồng độ xác định như nước muối sinh lí 0,9%, sulfuric acid 1M, Vậy nồng độ dung dịch là gì?”
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

Các dung dịch thường có ghi kèm nồng độ xác định như nước muối sinh lí 0,9%, sulfuric acid 1M, Vậy nồng độ dung dịch là gì?”

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy được rất nhiều dung dịch khác nhau với những nồng độ khác nhau, để biết được chính xác khái niệm nồng độ của dung dịch là gì, nồng độ cho ta biết thông tin gì về dung dịch, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 4- Dung dịch và nồng độ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. DUNG DỊCH, CHẤT TAN VÀ DUNG MÔI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dung dịch, chất tan và dung môi

  1. Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức đã biết về khái niệm dung dịch, huyền phù; làm cơ sở cho những tính toán định lượng về độ tan và nồng độ dung dịch.
  2. Nội dung: GV gợi mở về kiến thức cũ đồng thời cung cấp những kiến thức mới cho HS, HS thực hiện thí nghiệm nhận biết dung dịch, dung môi, thực hiện cách pha dung dịch.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm về dung dịch, dung môi, chất tan; thực hành thí nghiệm thành công và trả lời các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm trong bài.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về dung dịch đã học ở chương trình khtn6, đồng thời tham khảo sgk, đưa ra khái niệm về dung dịch, dung môi, chất tan.

 

 

- GV giới thiệu cho HS về dung dịch bão hòa và chưa bão hòa.

 

 

 

 

GV chia lớp thành 6 -8 nhóm, phát phiếu học tập số 1, chuyển giao các dụng cụ thí nghiệm như mô tả trong phiếu học tập.

* Phiếu học tập số 1 đính kèm dưới hoạt động 1.

- GV yêu cầu HS thực hành và quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi trong PHT số 1.

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Nhóm HS thực hành thí nghiệm (hoặc quan sát GV làm thí nghiệm) và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

I. Dung dịch, chất tan và dung môi.

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác, thường là nước.

- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ và áp suất nhất định.

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ và áp suất nhất định.

- Đáp án câu hỏi trong phiếu học tập số 1:

1. Cốc (1), (2) chứa dung dịch: chất tan hết, tạo hỗn hợp trong suốt, đồng nhất; Cốc (3): bột không tan, hỗn hợp đục.

Cốc 1: Chất tan là muối ăn, dung môi là nước.

Cốc 2: chất tan là copper (II) sulfate, dung môi là nước.

2. Dung dịch nước muối trong cốc (4) là dung dịch bão hòa vì không hòa tan thêm chất tan được nữa.

* Cho chất tan Na2CO3 vào nước, khuấy  đều đến khi chất không tan thêm được nữa. Lọc lấy dung dịch bãu hòa Na2CO3.

 

* PHIẾU HỌC TẬP SÓ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Chuẩn bị: nước, muối ăn, sữa bột (bột sắn, bột gạo,…) copper (II) sulfate, cốc thủy tinh, đũa khuấy.

Tiến hành:

- Cho khoảng 20ml nước vào 4 cốc thủy tinh, đánh số (1), (2), (3), (4).

- Cho vào cốc (1) 1 thìa khoảng 3 g muối hạt, cốc (2) 1 thìa copper (II) sulfate, cốc (#) 1 thìa bột sữa, cốc(4) 4 thìa muối ăn. Khuấy đều 2 phút, sau đó để yên.

Các nhóm quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi:

1. Trong cốc (1), (2), (3), cốc nào chứa dung dịch? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết? Chỉ ra chất tan, dung môi trong dung dịch thu được.

2. Phần dung dịch ở cốc (4) có phải là dung dịch bão hòa ở nhiệt độ phòng không? Giải thích?

* Hãy nêu cách pha dung dịch bão hòa của sodium carbonate (Na2CO3) trong nước.

 

  1. ĐỘ TAN

Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ tan

  1. Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa về độ tan của một chất trong nước và áp dụng công thức để tính được độ tan.
  2. Nội dung: GV cho HS hoạt động nhóm bốn, kết hợp sử dụng phiếu học tập số 2, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi để hình thành kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: Đáp án phiếu học tập số 2 và đáp án cho các câu hỏi của GV đưa ra về độ tan của các chất trong nước.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập số 2, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong sgk và thào luận trả lời các câu hỏi trong phiếu:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Thế nào là độ tan của một chất trong nước?

Câu 2: Công thức tính độ tan của một chất trong nước là gì?

Câu 3: Ở nhiệt độ 25oC, kho cho 12g muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5gam muối không tan. Tính độ tan của muối X

Câu 4: Ở 18oC, khi hòa tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của Na2CO3 trong nước ở nhiệt độ trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau:

1. Theo em, độ tan của một chất phụ thuộc vào yếu tố nào?

2.  Khi nhiệt độ tăng thì độ tan tăng hạy giảm.

 

 

 

 

- GV mở rộng cho HS về độ tan của chất khí trong nước.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hành theo nhóm và trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

II. Độ tan

- Đáp án phiếu học tập số 2:

Câu 1: Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định.

Câu 2: Công thức tính độ tan:

Trong đó:

S là độ tan, đơn vị g/100g nước

 là khối lượng chất tan, đơn vị là gam

 là khối lượng nước, đơn vị là gam

Câu 3: Lấy khối lượng muối ban đầu trừ đi khối lượng muối không tan sẽ tính được lượng muối đã tan trong nước. Từ đó tính ra độ tan của muối ăn trong 20g nước (20mL) là:

12-5 = 7 (g)

Vậy độ tan của muối ăn là:

Câu 4: Áp dụng công thức ta có độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC là:

 

 

 

1. Độ tan của một chất sẽ phụ thuộc và nhiệt độ và áp suất.

2. Đối với chất rắn, nhiệt độ tăng thì độ tan tăng. Đối với chất khí nhiệt độ tăng, độ tan giảm.

 

 

- Ngày nóng, cá thường ngoi lên mặt nước để hô hấp vì độ tan của oxygen giảm khi nhiệt độ tăng.

- Trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta nén khí carbondioxide ở áp suất cao để tăng độ tan trong nước.

→ Độ tan của chất khí giảm khi nhiệt độ tăng, áp suất giảm.

--------------Còn tiếp--------------

Soạn mới giáo án Hóa học 8 kết nối bài 4: Dung dịch và nồng độ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 8 kết nối mới, soạn giáo án hóa học 8 kết nối bài Dung dịch và nồng độ, giáo án hóa học 8 kết nối

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay