BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN
VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG – TÁC PHẨM KHÔNG BAO GIỜ CŨ DÀNH CHO THIẾU NHI
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi thuộc loại văn bản nào?
- Văn bản thông tin.
- Văn bản nghị luận.
- Văn bản tự sự.
- Văn bản miêu tả.
Câu 2: Đối tượng giới thiệu của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?
- Các tác phẩm lấy cảm hứng từ lịch sử dân tộc của Nguyễn Huy Tưởng.
- Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
- Người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được chia làm mấy phần?
- 2 phần.
- 4 phần.
- 3 phần.
- 5 phần.
Câu 4: Phần 1 văn bản là đoạn nào?
- Từ đầu đến …vô cùng thiện chiến.
- Từ đầu đến …tên tướng giỏi nhất của quân Nguyên.
- Từ đầu đến …xen lẫn cả niềm tự hào.
- Từ đầu đến …bồi đắp lòng yêu nước cho các em.
Câu 5: Phần 2 của văn bản là đoạn nào?
- Từ Câu chuyện mở đầu… đến …những nơi nào còn bóng quân Nguyên.
- Từ Câu chuyện mở đầu… đến …xen lẫn cả niềm tự hào.
- Từ Câu chuyện mở đầu… đến …vô cùng thiện chiến.
- Từ Câu chuyện mở đầu… đến …tên tướng giỏi nhất của quân Nguyên.
Câu 6: Phần 3 của văn bản là đoạn nào?
- Từ Cuối cùng thời cơ cũng đến… đến hết.
- Từ Bằng sức tưởng tượng phong phú… đến hết.
- Từ Quốc Toản được Chiêu Văn Vương cử làm tướng tiên phong… đến hết.
- Từ Được triều đình công nhận… đến hết.
Câu 7: Nội dung phần 1 văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
- Giới thiệu độ đón nhận của công chúng đối với tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
- Giải thích nhan đề tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Câu 8: Nội dung phần 2 văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?
- Cảm nhận về người anh hùng Trần Quốc Toản.
- Thuật lại quá trình người anh hùng Trần Quốc Toản tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
- Giới thiệu những đóng góp của người anh hùng Trần Quốc Toản trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
- Giới thiệu nội dung tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng với các mốc sự kiện quan trọng gắn với cuộc đời người anh hùng Trần Quốc Toản.
Câu 9: Nội dung phần 3 văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?
- Khẳng định những nét đặc sắc của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng về mặt nội dung và nghệ thuật.
- Khuyến khích mọi người tìm đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
- Ca ngợi phẩm chất người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là gì?
- Hình ảnh chân dung người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.
- Hình ảnh bìa sách tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
- Hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”.
- Hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
- Nghị luận.
- Thuyết minh.
- Miêu tả.
- Biểu cảm.
Câu 2: Ở phần 2 của văn bản, các thông tin được trình bày theo cách nào?
- Nguyên nhân – kết quả.
- Mức độ quan trọng trước sau.
- Thời gian.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Trần Quốc Toản là thêu sáu chữ nào?
- Dẹp tan giặc báo ơn vua.
- Dẹp tan giặc vì nhân dân.
- Phá cường địch vì nhân dân.
- Phá cường địch, báo hoàng ân.
Câu 4: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng ra đời nhằm mục đích gì?
- Giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà.
- Bồi đắp lòng yêu nước cho các em nhỏ.
- Khắc hoạ hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.
- A, B đúng.
Câu 5: Người anh hùng Trần Quốc Toản được khắc họa như thế nào trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?
- Tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước.
- Vị tướng có kinh nghiệm lãnh đạo và chiến đấu phong phú.
- Tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước nhưng hành động lỗ mãng, thiếu suy nghĩ.
- Vị tướng trẻ được lòng nhân dân.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng được lấy cảm hứng từ sự kiện nào?
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba.
- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.
- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất.
Câu 2: Nhắc đến Trần Quốc Toản, chúng ta nhớ đến điều gì?
- Lá cờ thêu sáu chữ vàng Phá cường địch báo hoàng ân.
- Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
- Trần Quốc Toản có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Vở kịch nào sau đây là của Nguyễn Huy Tưởng?
- Vũ Như Tô.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
- Tôi và chúng ta.
- Đêm trắng.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Câu thơ nào sau đây là viết về người anh hùng Trần Quốc Toản?
- Đời đời truyền tụng tài thao lược
Đức Thánh triều Trần, Hưng Đạo vương.
- Đức Thánh trời Nam, đệ nhất hùng
Văn võ toàn tài, trọn hiếu trung.
- Phất cao cờ nghĩa đất Lam Sơn
Trăm khổ nghìn nguy dạ chẳng sờn.
- Hoài Văn tuổi trẻ chí cao
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.
Câu 2: Hội nghị Bình Than diễn ra vào lúc nào và mục đích là gì?
- Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ nhất.
- Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
- Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
- Tháng 10/1285, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.