Câu 1: Thả một vài viên nước đá vào cốc nước chanh.
a) Vật nào lạnh hơn? Vật nào có nhiệt độ cao hơn?
b) Sau ít phút, vật nào lạnh đi? Vật nào giảm nhiệt độ?
c) Vật nào truyền nhiệt, vật nào nhận nhiệt? Vì sao?
Trả lời:
a) Viên đá lạnh hơn. Cốc nước chanh có nhiệt độ cao hơn.
b) Cốc nước chanh lạnh đi. Cốc nước chanh giảm nhiệt độ.
c) Cốc nước chanh truyền nhiệt. Viên đá nhận nhiệt.
Vì: Nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.
Câu 2: Em bị ốm, mẹ cặp nhiệt độ cho em và đọc 39 °C, mẹ cho em uống thuốc hạ sốt. Một giờ sau, em cặp lại nhiệt độ, thấy nhiệt kế chỉ 37 °C.
a) Nhiệt độ của cơ thể em tăng lên hay giảm đi sau khi uống thuốc?
b) Cần sử dụng nhiệt kế như thế nào để đo được chính xác nhiệt độ cơ thể em?
Trả lời:
a) Nhiệt độ của cơ thể em giảm đi sau khi uống thuốc.
b) Cần sử dụng nhiệt kế đúng cách để đo được nhiệt độ cơ thể của em.
Cách sử dụng nhiệt kế kẹp nách để đo nhiệt độ cơ thể:
Bước 1: Hãy cầm chắc đuôi nhiệt kế, dùng lực cổ tay vẩy mạnh nhiệt kế để nhiệt độ giảm xuống dưới mức 35° C.
Bước 2: Cho nhiệt kế thủy ngân vào vị trí đo (nách) và giữ nguyên vị trí của nhiệt kế thủy ngân ở vị trí đó ít nhất từ 5 - 7 phút.
Bước 3: Cuối cùng, bạn rút và đọc kết quả hiển thị trên nhiệt kế.
Câu 3: Giải thích hiện tượng.
a) Vì sao cầm một vật lấy ra từ tủ lạnh, tay ta cảm thấy mát lạnh?
b) Vì sao vào buổi trưa hè nắng nóng, ta không nên đi chân trần trên đường bê tông hoặc trên bãi cát?
c) Vì sao những ngày hè nắng gắt, nước sông thường nóng hơn những ngày đông?
Trả lời:
a) Khi cầm một vật lấy ra từ tủ lạnh, tay ta cảm thấy mát lạnh, vì nhiệt đã truyền từ tay ta đến viên đá.
b) Vì vào buổi trưa nhiệt độ lên cao khiến nhiệt độ của đường bê tông và bãi cát cũng tăng lên nếu chúng ta đi chân trần thì nhiệt độ (của đường bê tông hay bãi cát) sẽ truyền vào chân ta khiến chân bị nóng hoặc bỏng.
c) Vì: ánh nắng từ mặt trời truyền nhiệt xuống nước sông khiến cho nhiệt độ của nước tăng cao.
Câu 4: Hình dưới cho biết kết quả đo nhiệt độ trong nhà ở ba địa điểm khác nhau. Đọc nhiệt độ và cho biết nơi nào lạnh nhất, nơi nào nóng nhất?
Trả lời:
- Nơi lạnh nhất: Thành phố Đà Lạt (20°C).
- Nơi nóng nhất: Thành phố Hồ Chí Minh (34°C).
Câu 5: Khi chạm vào cốc nước nóng, tay em cảm thấy nóng vì
A. tay em đã truyền nhiệt cho cốc nước.
B. nước truyền nhiệt cho tay em.
C. nhiệt độ của cốc nước nóng cao hơn nhiệt độ tay em.
D. nước nóng truyền nhiệt cho cốc, cốc truyền nhiệt cho tay em.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Khi chạm vào cốc nước nóng, tay em cảm thấy nóng vì nước truyền nhiệt cho tay em.
Câu 6: Sử dụng các từ/cụm từ: lạnh, nhiệt độ, nóng, thấp, toả nhiệt, thu nhiệt, để điền vào chỗ (…) trong các câu sau cho phù hợp.
Vật nóng hơn thì có (1)……………cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ (2)……… hơn. Nhiệt kế là dụng cụ để đo (3) …... .. Nhiệt truyền từ vật (4)……………. sang vật (5)……………. hơn. Khi đó vật có (6)………… cao hơn (7)……………nên lạnh đi, vật có nhiệt độ thấp hơn (8) …........ nên nóng lên.
Trả lời:
(1) nhiệt độ
(2) thấp
(3) nhiệt độ.
(4) nóng
(5) lạnh
(6) nhiệt độ
(7) tỏa nhiệt
(8) thu nhiệt.