Giải vở bài tập Khoa học 4 kết nối Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

Hướng dẫn giải bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn SBT Khoa học 4 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Viết vào ☐ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

 

a) Thực vật trong chuỗi thức ăn có vai trò cân bằng chuỗi thức ăn.

 

b) Thực vật trong chuỗi thức ăn thường đứng đầu chuỗi, cung cấp thức ăn cho động vật và người.

 

c) Thực vật trong chuỗi thức ăn tạo ra khí ô-xi cho không khí, không thu nhận khí các-bô-níc.

 

d) Thực vật trong chuỗi thức ăn chỉ thu nhận khí các-bô-níc trong không khí.

Trả lời:

Đ

a) Thực vật trong chuỗi thức ăn có vai trò cân bằng chuỗi thức ăn.

Đ

b) Thực vật trong chuỗi thức ăn thường đứng đầu chuỗi, cung cấp thức ăn cho động vật và người.

S

c) Thực vật trong chuỗi thức ăn tạo ra khí ô-xi cho không khí, không thu nhận khí các-bô-níc.

S

d) Thực vật trong chuỗi thức ăn chỉ thu nhận khí các-bô-níc trong không khí.

Câu 2: Trên cánh đồng trồng khoai tây có chuỗi thức ăn sau:

Viết vào ☐ chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai cho các phát biểu dự đoán về sự thay đổi của các sinh vật trong chuỗi thức ăn ở hình trên trong một số trường hợp sau:

 

a) Khi khoai tây mất mùa, số lượng chuột sẽ giảm, số lượng rắn sẽ tăng.

 

b) Nếu rắn bị con người bắt khiến số lượng rắn giảm mạnh thì số lượng chuột sẽ tăng lên và khoai tây sẽ ít bị phá hại.

 

c) Khi khoai tây mất mùa, số lượng chuột sẽ giảm và số lượng rắn cũng bị giảm.

 

d) Nếu rắn bị con người bắt làm số lượng rắn giảm mạnh thì số lượng chuột sẽ tăng lên và phá hại khoai tây nhiều hơn.

Trả lời:

S

a) Khi khoai tây mất mùa, số lượng chuột sẽ giảm, số lượng rắn sẽ tăng.

S

b) Nếu rắn bị con người bắt khiến số lượng rắn giảm mạnh thì số lượng chuột sẽ tăng lên và khoai tây sẽ ít bị phá hại.

Đ

c) Khi khoai tây mất mùa, số lượng chuột sẽ giảm và số lượng rắn cũng bị giảm.

Đ

d) Nếu rắn bị con người bắt làm số lượng rắn giảm mạnh thì số lượng chuột sẽ tăng lên và phá hại khoai tây nhiều hơn.

Câu 3: Sắp xếp các hoạt động ở cột B vào việc nên làm ở cột A và việc không nên làm ở cột C giúp cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

A
Việc nên làm

B

Các hoạt động

C

Việc không nên làm

 

1. Trồng rừng

 
 

2. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

 
 

3. Bảo vệ động vật hoang dã

 
 

4. Sử dụng mìn để đánh bắt cá

 
 

5. Xử lí nước thải

 

Trả lời:

A
Việc nên làm

B

Các hoạt động

C

Việc không nên làm

1. Trồng rừng

1. Trồng rừng

4. Sử dụng mìn để đánh bắt cá

2. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

2. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

 

3. Bảo vệ động vật hoang dã

3. Bảo vệ động vật hoang dã

 

5. Xử lí nước thải

4. Sử dụng mìn để đánh bắt cá

 
 

5. Xử lí nước thải

 

Câu 4: Trong một khu vườn có ếch ăn châu chấu, ong. Châu chấu ăn lá cây. Ong hút ăn mật hoa của cây.

a) Viết vào chỗ (…) các chuỗi thức ăn có thể có trong khu vườn có mặt ếch.

b) Theo em nếu ếch bị tiêu diệt hết thì số lượng các sinh vật trong khu vườn trên thay đổi như thế nào? Giải thích.

Trả lời:

a) Các chuỗi thức ăn có thể có:

Lá cây → Châu chấu → Ếch.

Mật hoa của cây → Ong → Ếch.

b) Nếu ếch bị tiêu diệt hết thì số lượng các sinh vật trong khu vườn trên thay đổi: Lá cây và mật hoa của cây sẽ ít đi, châu chấu và ong sẽ nhiều lên.

Câu 5: Quan sát khu vườn trong hình.

a) Viết ba chuỗi thức ăn có thể có ở khu vườn trên.

b) Nếu trong khu vườn trên rắn và chim sẻ bị tiêu diệt hết thì điều gì có thể xảy ra với số lượng các sinh vật khác trong các chuỗi thức ăn mà em đã viết? Giải thích.

Trả lời:

a) Ba chuỗi thức ăn có thể có ở khu vườn trên:

Cỏ → Châu chấu → Chim sẻ.

Lá cây → Sâu → Chim sẻ.

Cỏ → Chuột → Rắn.

b) Nếu trong khu vườn trên rắn và chim sẻ bị tiêu diệt hết thì số lượng châu chấu, sâu và chuột sẽ nhiều lên, số lượng cỏ và lá cây sẽ bị giảm.

Vì khi số lượng rắn và chim sẻ bị tiêu diệt thì sẽ không còn con nào tiêu diệt châu chấu, sâu và chuột từ đó chúng sẽ ăn hết cỏ và lá cây.

Câu 6: 

a) Hãy viết ba chuỗi thức ăn bắt đầu bằng các loài sau:

Cây ngô → ………………………

Cây rau cải →……………………

Cây rong → ………………………

b) Nêu vai trò của thực vật trong ba chuỗi thức ăn trên.

Trả lời:

a) Cây ngô → Bò → Con người.

Cây rau cải → Sâu → Chim sẻ.

Cây rong → Cá nhỏ → Ếch.

b) Thực vật trong chuỗi thức ăn có vai trò cân bằng chuỗi thức ăn.

Câu 7: Sử dụng các từ/cụm từ: động vật, đứng đầu, tự tổng hợp, chất dinh dưỡng, ánh sáng điền vào chỗ (...) để hoàn thành đoạn thông tin nói về vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn (Mỗi từ/cụm từ tin có thể dùng nhiều lần).

Thực vật có khả năng tự tổng hợp (1).......... từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của (2)…………. Động vật và con người không thể (3)........... chất dinh dưỡng như thực vật mà phải lấy từ thức ăn. Trong chuỗi thức ăn, thực vật thường là sinh vật (4)…………. của chuỗi. Chúng là nguồn (5)……….. của con người và nhiều loài (6)……….

Trả lời:

(1) chất dinh dưỡng

(2) ánh sáng

(3) tự tổng hợp

(4) đứng đầu

(5) chất dinh dưỡng

(6) động vật

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải SBT khoa học 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net