Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:
Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiều bài dùng…...và….. để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề….. (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với ....
Trả lời:
Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiều bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với cuộc sống.
Câu 2: Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần đáp ứng những yêu cầu nào về đặc điểm kiểu bài?
Trả lời:
Yêu cầu đối với kiểu bài:
Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.
Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
Bố cục bài viết gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.
Thân bài:
Giải thích được vấn đề cần bàn luận;
Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ quan điểm của người viết;
Phản biện các ý kiến trái chiều.
Kết bài:
Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.
Đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp.
Câu 3: Hoàn thành sơ đồ bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học sau (làm vào vở):
Câu 4: Dựa vào mẫu bảng kiểm nếu ở Bài 2. Hành trang vào tương lai (Ngữ văn 11, tập một), thiết kế bảng kiểm đánh giá kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Trả lời:
Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt | |
Mở bài | Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận trong tác phẩm. | ||
Nêu khái quát quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận. | |||
Thân bài | Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận xã hội.(Vấn đề NLXH được tác giả diễn đạt như thế nào trong tác phẩm) | ||
Giải thích được vấn đề cần bàn luận. | |||
Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề xã hội đó (Biểu hiện? Ở đâu? Bao giờ? Ý nghĩa) | |||
Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng, để làm sáng tỏ luận điểm | |||
Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ. .(Lấy dẫn chứng ngoài đời sống để thuyết phục) | |||
Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lý. | |||
Rút ra bài học cho bản thân và góc nhìn thời đại (ý nghĩa về mặt nhận thức, lối sống, phương hướng hành động,...) | |||
Kết bài | Khẳng định lại quan điểm của bản thân | ||
Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp | |||
Kĩ năng trình bày, diễn đạt | Có mở bài, kết bài gây ấn tượng | ||
Sắp xếp luận điểm. lí lẽ, bằng chứng hợp lý. | |||
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. | |||
Điểm sáng tạo |
Câu 5: Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết để chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Hãy viết văn bản nghị luận về vấn đề xã hội được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã học trong sách giáo khoa hoặc từ một tác phẩm màu học mà bạn yêu thích (thơ, truyện ngắn, kịch bản văn học,...) để tham gia cuộc thi này.
Gợi ý:
1. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân thể hiện qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng).
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân.
Trong văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, mâu thuẫn này được thể hiện rất rõ qua nhân vật Vũ Như Tô.
Thân bài:
GT tác giả Nguyễn Huy Tưởng, tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
Quan niệm nghệ thuật thuần túy, cao siêu được đại diện bởi kiến trúc sư tài ba Vũ Như Tô. Ông chỉ muốn đem cái đẹp đến muôn đời sau nhưng ông sai lầm ở chỗ lại mượn tay bọn bạo chúa để thực hiện mơ ước ấy -> bóc lột nhân dân, đi ngược lại lợi ích nhân dân.
Giải thích vấn đề:
=> Nghệ thuật dù có đẹp đến đâu cũng phải phù hợp với lợi ích của nhân dân.
Biểu hiện: Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài ta. Ông có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật của riêng mình. Ông đứng trên lập trường của người nghệ sĩ nhưng không đứng trên lập trường của nhân dân. Đan Thiềm cũng yêu cái đẹp, biệt nhỡn nhân tài nên khích lệ Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài. Cả hai đều muốn đem cái đẹp lưu truyền đến muôn đời nhưng lại gieo nỗi thống khổ của nhân dân , vô tình đẩy mình thành kẻ thù của nhân dân lao động. Kết quả, Cửu Trùng Đài bị phá hủy, Đan Thiềm bỏ trốn, Vũ Như Tô phải trả giá bằng mạng sống của mình.
=> Cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực. Cái đẹp được hình thành và để cho mọi người có thể chiêm ngưỡng, nhận xét, hướng đến tính hoàn thiện, hoàn mỹ. Đến ngày nay, hoạt động nghệ thuật vẫn được tiếp tục và được nhân dân đón nhận. Tuy nhiên, những tác phẩm không phù hợp, đi ngược lại giá trị truyền thống, tiêu cực thì vẫn bị bài trừ, bị chỉ trích.
Ý nghĩa:
=> Nghệ thuật đích thực thì phải thống nhất với quyền lợi con người thì mới có thể thăng hoa và tồn tại được. Đó chính là nghệ thuật vị nhân sinh.
Bài học:
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân.
Liên hệ bản thân và đời sống.
2. Vấn đề lí tưởng sống của thanh niên ngày nay được gợi ra từ bài thơ Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ).
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề: Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay được gợi ra từ bài thơ Chí khí anh hùng.
Bài thơ ca ngợi chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử”, bậc “đại trượng phu” trong xã hội xưa, đã là con trai thì phải có chí lớn, khao khát lập được công danh, sự nghiệp để lưu danh trong sử sách.
Thân bài:
GT tác giả Nguyễn Công Trứ và tác phẩm Chí khí anh hùng.
Giải thích vấn đề:
Biểu hiện:
Lý giải biểu hiện: Lý tưởng sống là yếu tố cần thiết và quan trọng nhất đối với thanh niên.
Phản đề: Hiện nay, lý tưởng sống của một số thanh niên hiện nay đã thay đổi nhiều và không còn lành mạnh như trước nữa.(nói cách khác là không có lý tưởng sống)
Bài học nhận thức và hành động:
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân.
Liên hệ bản thân và đời sống.
3. Sự chiến thắng của cái đẹp, cải thiện trước cái xấu, cái ác được thể hiện qua truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề:Sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện trước cái xấu, cái ác thể hiện qua truyện ngắn Chữ người tử tù.
Sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện trước cái xấu, cái ác được thể hiện ở đoạn cuối tác phẩm chính ở cái cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong tù.”: Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, của cái cao thượng đối với sự phàm tục nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ.
Thân bài:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù.
Giải thích vấn đề.
Biểu hiện trong tác phẩm:
Ngoài đời sống:
Ý nghĩa:
Phản đề: Liên hệ tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
=> Không nên và cần phải điều chỉnh lại suy nghĩ, đạo đức,... của chính bản thân họ.
Bài học kinh nghiệm:
Kết bài:
Liên hệ bản thân và đời sống.