Ôn tập kiến thức vật lí 10 cánh diều bài 1: Lực và gia tốc

Ôn tập kiến thức vật lí 10 cánh diều bài 1: Lực và gia tốc. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. LIÊN HỆ GIỮA GIA TỐC VỚI LỰC VÀ KHỐI LƯỢNG

Mối liên hệ: $a=\frac{F}{m}$

  • Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định tỉ lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc của vật.
  • Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia tốc có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của mỗi vật.

II. ĐƠN VỊ CƠ BẢN VÀ ĐƠN VỊ DẪN XUẤT

Trong hệ SI có 7 đơn vị cơ bản.

Các đại lượng và đơn vị cơ bản trong hệ SI

Đại lượngĐơn vị
Chiều dàimét (m)
Khối lượngkilôgam (kg)
Thời giangiây (s)
Cường độ dòng điệnampe (A)
Nhiệt độkelvin (K)
Lượng chấtmol (mol)
Cường độ sángcandela (cd)

Ví dụ: 10 s; 1730.10$^{3}$ m, 2.10$^{-3}$ g = 2 mg…

Các đơn vị khác đều có thể biểu diễn qua các đơn vị cơ bản và được gọi là đơn vị dẫn xuất. Đơn vị dẫn xuất để đo một đại lượng được xác định bằng cách sử dụng định nghĩa hoặc biểu thức tính của đại lượng đó. 

Ví dụ: tốc độ trung bình: m/s.

III. ĐỊNH NGHĨA ĐƠN VỊ LỰC

Một newton là độ lớn của một lực gây ra gia tốc 1 m/s$^{2}$ cho vật có khối lượng 1 kg. Do đó, 1 N = 1 kg. 1m/s$^{2}$ = 1kg.m/s$^{2}$

Tìm kiếm google: Ôn tập vật lí 10 CD bài 1: Lực và gia tốc, ôn tập vật lí 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm vật lí 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải vật lí 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com