Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 KNTT bài: Ôn tập học kì II

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 kết nối tri thức bài Ôn tập học kì II. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. ÔN TẬP KIẾN THỨC

Câu 1: (SGK tr.128)

Hs có thể tóm tắt các loại, thể loại VB bằng nhiều hình thức.           

Câu 2: ( SGK tr.128)

Câu hỏi  yêu cầu HS hiểu rõ đặc điểm của cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến, so sánh được những điểm giống và khác nhau của hai cốt truyện này. Đồng thời cũng cần xác định được những VB cụ thể có cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến.

Câu 3: ( SGK tr.128)

 Nội dung câu hỏi yêu cầu HS nhận diện và phân tích được những đặc điểm của thơ tự do. Vì thế khi lập sơ đồ so sánh hs nên chú ý tính cấp độ và tính logic. Các thể thơ khác được đặt ở vị trí đối chiếu nhằm làm nổi bật điểm tương đồng hoặc khác biệt.

Câu 4: ( SGK tr.128)

Câu hỏi yêu cầu HS hệ thống hóa những kiến thức tiếng Việt đã được củng cố hoặc được hình thành trong học kì II. Nhiệm vụ này đòi hỏi HS không chỉ nêu được đơn vị kiến thức mà còn cần minh họa bằng ví dụ.

Trong quá trình thực hiện việc liệt kê các đơn vị kiến thức và nêu ví dụ minh họa có thể thuyết trình, trao đổi hoặc tổ chức trò chơi phù hợp để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt.

Câu 5: ( SGK tr.128)

HS có thể chọn liệt kê theo sơ đồ khối hoặc sơ đồ cây hay sơ đồ tư duy để trình bày về kiểu bài và đề tài đã thực hành viết.

Câu 6: ( SGK tr.128)

Cùng với việc nhắc lại những đề  tài nói và nghe, củng cố những đề tài đã thực hành tương tự như với phần ôn tập về kiểu bài viết và đề tài viết, HS nên được gợi ý để dự kiến các đề tài nói và nghe mới trên cơ sở các kiểu bài cơ bản đã được học.

II. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

1. ĐỌC:

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C

C

C

D

C

B

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: 

Câu chuyện được kể trong đoạn trích trên có cốt truyện đa tuyến vì có sự kết hợp lồng ghép các tuyến truyện khác nhau, có liên quan đến nhau nhưng có sự khác nhau về sự việc chính và nhân vật trong mỗi tuyến.

Câu 2:

-  Những đức tính quý của nhân vật Tưởng: luôn nhường nhịn, chăm chỉ lao động, yêu thích đọc sách

-  Nêu các chi tiết cụ thể

+ Chi tiết cho thấy đức tính nhường nhịn của Tường: là em nhưng luôn nhường anh và thay anh làm mọi việc trong nhà mà không bao giờ oán thán, tị nạnh để anh có thời gian học bài, sẵn sàng kể chuyện cho anh nghe trước khi đi ngủ

+ Chi tiết cho thấy đức tính chăm chỉ của Tường: Giúp mẹ mọi việc từ “chạy qua bà mượn cái thúng, cái nia, qua nhà hàng xóm xin rơm về lót ổ cho gà đẻ” đến “cách nước đổ vô lu” làm hết “việc nặng việc nhẹ trong nhà” một cách tự nguyện, vui vẻ.

+ Chi tiết cho thấy đức tính “mê sách” yêu thích đọc sách của Tường: đọc rất nhiều sách và nhớ kĩ, thuộc lòng những câu chuyện trong sách kể được rất chi tiết sau khi đọc.

Câu 3:

HS có thể trả lời câu hỏi theo nhiều hướng khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

+ Nhân vật chàng thư sinh nhà nghèo nhưng chăm học có đặc điểm gì tương đồng với Tưởng?

+ Người bạn của chàng thư sinh là ai? Có gì đặc biệt ở người bạn đó?

+ Cuộc gặp gỡ của chàng thư sinh và cóc tía với người bạn xấu có gì bất ngờ?

+ Đoạn kết của câu chuyện có gì đặc biệt?

Câu 4:

HS có thể trả lời dựa theo gợi ý sau:

+ Tôi thể hiện sự đánh giá về câu chuyện “Cóc tía” như thế nào? Những từ ngũ nào cho thấy thái độ đánh giá đó?

+ Cách đánh giá của tôi và Tường về câu chuyện là trái ngược nhau? Theo em tại sao có sự trái ngược đó?

Câu 5:

HS có thể trả lời câu hỏi theo sự sáng tạo của bản thân.

2. VIẾT

HS có thể viết bài văn nghị luận xã hội với đề tài là vấn đề đời sống được gợi ra từ văn bản. Để thực hiện yêu cầu cần chú ý một số vấn đề sau:

-   Xác định được đặc điểm của các nhân vật trong hai tuyến truyện:

+ Nhân vật nào có phẩm chất tốt đẹp? Phẩm chất đó là gì?

+ Nhân vật nào có thói xấu đáng phê phán? Thói xấu đó là gì?

-   Lựa chọn đúng phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc thói xấu đáng phê phán từ những đặc điểm của các nhân vật được nêu.

-   Trình bày được ý kiến về phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc thói xấu đáng phê phán:

+ Phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc thói xấu đáng phê phán có những biểu hiện cụ thể như thế nào trong cuộc sống và tác động ảnh hưởng ra sao đến các mối quan hệ xã hội của con người?

+ Vì sao cần trau dồi phẩm chất tốt đẹp? Trau dồi như thế nào và bằng cách nào?

-  Nêu được những trải nghiệm riêng của bản thân về điều này.

3. NÓI VÀ NGHE

Kiểu bài và đề tài của hoạt động nói và nghe có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động viết nhưng có sự cụ thể hóa và thu hẹp phạm vi để HS có thể trình bày ngắn gọn. Từ nội dung bài viết HS có thể lựa chọn 1 luận điểm quan trọng để phát triển thành nội dung bài mới.

IV. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

1. ĐỌC

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C

B

B

C

D

C

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

Hs xác định được chủ thể của thế giới tình cảm, cảm xúc trong bài thơ “Chúng tôi” chính là những người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trên đảo Sinh Tồn cụ thể trong bài thơ là những người lính trẻ “đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”.

Câu 2:

-  Từ chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn đến ánh chớp xanh thấp thoáng phía chân trời… niềm mong đợi trông chờ trong cái nhìn “đăm đăm” của những người lính “bóng đen như gốc cây khô cháy” hướng về cơn mưa thăm thẳm xa khơi.

-  Từ ôi ước gì được thấy mưa rơi đến bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt: Nỗi khát khao và sự tưởng tượng về cơn mưa mong đợi mang đem lại sự sống, sự hồi sinh cho hòn đảo và người lính trên đảo Sinh Tồn.

-  Từ ôi đảo Sinh Tồn hòn đảo thân yêu đến Như đá vững bền như đá tốt tươi… tình yêu tha thiết của những người lính đảo sinh Tồn – biển đảo của đất nước, quê hương và ý chí nghị lực sống kiên định của những người lính cùng hòn đảo “sinh tồn trên đại dương đầy gió bão”

Câu 3:

-  Đợi mưa là trạng thái thật của những người lính đảo giữa nắng hạn kéo dài nơi đảo đá san hô trên đại dương toàn nước mặn mênh mông. Do đó “đợi mưa” cũng là đợi cái nắng khô khốc chấm dứt, đợi dòng nước ngọt mát từ cơn mưa đem lại sự sống cho hòn đảo và những người lính trẻ. Nhưng từ đò có thể hiểu “mưa” cũng là niềm hi vọng của những người lính, là sự sống, là những gì gần gũi với “đất liền”, quê hương, đất nước những gì thân thương nhất.

-  Đảo Sinh Tồn là một đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa nơi những người lính trẻ đang đóng quân để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc. Do đó đảo Sinh Tồn cũng là tiền đồn của Tổ Quốc trên biển Đông tượng trưng cho chủ quyền thiêng liêng sức sống bền bỉ và mãnh liệt của quê hương, đất nước, con người Việt Nam “như đá vững bền, như đá tốt tươi” trong gian khổ, khốc liệt “trên đại dương đầy gió bão”

Câu 4:

-  Cần chú ý đến mối liên hệ giữa hai vế A và B trong hình ảnh so sánh: chúng tôi – những người lính trẻ  và hòn đá. Đồng thời cảm nhận được ý nghĩa của những từ ngữ miêu tả để từ đó gợi liên tưởng đến những phẩm chất của con người: “Đập trong trái tim người”. “ngàn năm”; “vững bền”; “tốt tươi”… từ mối quan hệ tương đồng giữa “chúng tôi” những người lính và “hòn đá ngàn năm đập trong trái tim người” đá vững bền, đá tốt tươi….

-  Những người lính trẻ có phẩm chất kiên định, bền bỉ “như hòn đá ngàn năm”; “như đá vững bền”

-  Trái tim người lính và đá trên đảo Sinh Tồn có một sự gắn bó mật thiết: đá mang sức sống của trái tim người lính trẻ, trái tim người lính trẻ có vững vàng, kiên định như đá san hô trên biển đảo quê hương. Chính vì thế mà cả hai đều “vững bền” và “tốt tươi” tràn đầy sức sống có sức hồi sinh mãnh liệt trong gian khổ.

Câu 5:

HS giải thích đúng nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong từ sinh tồn”

+ Sinh: sống

+ Tồn: còn lại

3 từ có yếu tố hán việt cùng nghĩa với sinh hoặc tồn: sinh vật, sinh sống, tồn tại, tồn vong…

2. VIẾT

Hs dựa vào phần đọc để trình bày cảm nghĩ về một số điểm quan trọng:

+ Cảm nhận về hình ảnh người lính “đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” sự gian khổ, khốc liệt của cộc sống nơi đảo xa và tâm hồn trẻ trung hồn nhiên của những người lính trẻ.

+ Cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước và ý chí kiên định của những người lính trẻ.

+ Liên hệ với bản thân và thực tế để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của con người đối với quê hương đất nước.

3. NÓI VÀ NGHE

Nội dung nói và nghe có mối liên hệ chặt chẽ và là một phần của nội dung viết. 

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 KNTT bài Ôn tập học kì II, ôn tập ngữ văn 8 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net