Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 KNTT bài 8: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 8: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. YÊU CẦU CỦA KIỂU BÀI THUYẾT MINH VỀ MỘT SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG TRONG TỰ NHIÊN

1. Những yêu cầu cơ bản của văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

- Nêu rõ sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản, nổi bật về sự vật, hiện tượng đó.

- Làm sáng tỏ sự vật, hiện tượng trong tự nhiên theo trình tự phù hợp với đặc điểm của đối tượng được thuyết minh.

- Nêu được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

- Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

2. Những điểm giống và khác giữa bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội với bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

- Giống: đều là dạng văn bản thuyết minh, cần sự quan sát trong cuộc sống.

- Khác:

+ Thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội tập trung vào những vấn đề của cuộc sống con người với những mối quan hệ phức tạp.

+ Thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống tự nhiên hướng vào thế giới tự nhiên và có những mối quan hệ với con người.

3. Ý nghĩa của những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

- Tạo cho bài viết diễn đạt phong phú, làm cho đối tượng hiện ra một cách rõ ràng, chân thực, sinh động, khơi gợi được nhiều tình cảm, cảm xúc nơi người đọc…

II. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO NHỮNG DÃY ĐẢO XA NẰM NGHE BIỂN HÁT.

1. Những thông tin trong văn bản

- Tác giả đã giới thiệu về sự phong phú, đặc điểm và giá trị của những hòn đảo của Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, đó là những cảnh quan hấp dẫn, giàu tiềm năng, thu hút nhiều du khách.

2. Hệ thống ý của văn bản và trình tự thông tin

- Hệ thống ý của văn bản đã được thể hiện qua các thẻ chỉ dẫn: 

+ Giới thiệu thông tin khái quát về biển đảo của Việt Nam; 

+ Nêu đặc điểm những hòn đảo ở vùng biển phía Bắc;

+ Khái quát đặc điểm vùng đảo miền Trung; 

+ Nhận diện nét riêng của các đảo vùng duyên hải Nam Bộ; 

+ Khẳng định giá trị của biển đảo Việt Nam.

=> Thông tin được trình bày từ bao quát đến cụ thể và lại đến bao quát.

3. Tác dụng của những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản

→ Có thể thấy trong văn bản thuyết minh này, tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ở ngay tên các tiêu mục ("Chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc”, “Đầu sóng ngọn gió miền Trung”, “Những đảo ngọc miền Nam”), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... Yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu về vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo. Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm giúp cho những thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.

III. CHỌN ĐỀ TÀI VÀ TÌM Ý

1. Chọn đề tài

- Để luyện tập viết bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, HS có thể chủ động lựa chọn vấn đề mình đã quan sát, trải nghiệm và có nhiều phát hiện hoặc có thể chọn vấn đề được gợi ý trong SGK.

2. Tìm ý

- Song song với việc tìm ý, HS cần dự kiến cả những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận phù hợp để triển khai các ý nhưng không lạm dụng những yếu tố bố trợ này để tránh làm sai lệch mục đích chính của bài văn là thuyết minh.

IV. LẬP DÀN Ý

- Đảm bảo đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

+ Mở bài: giới thiệu được sự vật, hiện tượng và những thông tin khái quát.

+ Thân bài: chọn lọc, triển khai các ý theo trật tự hợp lí, tùy thuộc vào định hướng cung cấp thông tin của người viết. Lưu ý lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận và những phương tiện phi ngôn ngữ có thể sử dụng…

+ Kết bài: khái quát ý nghĩa của sự vật, hiện tượng và gợi mở.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 KNTT bài 8: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, ôn tập ngữ văn 11 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com