Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST bản 1 chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương

Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

HOẠT ĐỘNG 1. KHÁM PHÁ MỘT SỐ NGHỀ HIỆN CÓ VÀ NGHỀ ĐẶC TRƯNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

* Một số nghề hiện có, đặc trưng ở địa phương

Địa phương

Nghề đặc trưng

Lí do trở thành nghề đặc trưng

Yếu tố thiên nhiên

Yếu tố con người/ xã hội, kinh tế

Tây Nguyên

Trồng cà phê, tiêu

Đất đỏ bazan

Truyền thống từ nhiều năm

Ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ

Làm muối biển

Khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm, nước biển có độ mặn cao

Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối.

Đồng bằng sông Cửu Long

Trồng lúa nước

Đất phù sa màu mỡ, đồng bằng rộng lớn, kênh rạch chằng chịt,…

Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, có kinh nghiệm sản xuất lúa, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hóa…

Miền núi phía Bắc

Trồng chè xanh

Đất feralit, khí hậu cận nhiệt

Dân có nhiều kinh nghiệm trồng và thu hoạch chế biến chè. Cơ sở VC-KT phục vụ chế biến ngày càng hiện đại.

* Ý nghĩa kinh tế, xã hội của các nghề ở địa phương

- Tạo công ăn việc làm cho người dân ở địa phương

- Giữ gìn các nghề truyền thống lâu năm ở địa phương.

- Góp phần phát triển địa phương đó nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung.

HOẠT ĐỘNG 2. KHÁM PHÁ CÔNG VIỆC ĐẶC TRƯNG, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ LAO ĐỘNG CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ NGHỀ NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG

Nghề nuôi trồng thủy sản:

- Công việc đặc trưng:

+ Lai tạo, chọn giống thủy sản tốt

+ Theo dõi và ghi lại sự phát triển của thủy sản.

+ Thu hoạch, cải tạo khu nuôi trồng thủy sản.

- Trang thiết bị, dụng cụ lao động, lưới, vợt vớt cá, máy sục khí,…

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ:

- Công việc đặc trưng:

+ Xẻ đá và ra phôi

+ Khắc chữ, trang trí hoa văn, tạo chi tiết cho sản phẩm.

+ Tạo màu cho sản phẩm.

- Trang thiết bị, dụng cụ lao động: búa, đục, khoan, cưa, máy cắt, máy tiện,…

HOẠT ĐỘNG 3. XÁC ĐỊNH NHỮNG NGUY HIỂM CÓ THỂ XẢY RA KHI LÀM NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

* Những rủi ro, nguy hiểm người lao động có thể gặp

Tranh

Nghề nghiệp

Rủi ro, nguy hiểm có thể gặp

Lí do

1

Thợ hàn

Giảm thị lực, tổn thương da,…

Không sử dụng mặt nạ hàn và găng tay bảo hộ

2

Thợ điện

Té ngã, giật điện,…

Không sử dụng dây đai an toàn và găng tay bảo hộ.

3

Nhân viên VP

Suy giảm thị lực, thoái hóa cột sống…

Ngồi sai tư thế và quá gần màn hình

4

Thợ lặn

Tụt huyết áp, thiếu không khí để thở, trầy xước da,…

Thiếu đồ lặn biển

* Xác định rủi ro, nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề ở địa phương và đề xuất cách sử dụng an toàn

Nghề

Trang thiết bị, dụng cụ lao động

Rủi ro, nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng

Cách sử dụng an toàn

Lập trình viên

Màn hình máy tính, điện thoại

Có thể gây hội chứng thị giác màn hình

- Chớp mắt thường xuyên

- Làm khoảng 20 phút thì cho mắt nghỉ khoảng 20 giây bằng cách nhìn ra xa khỏi màn hình

Lính cứu hỏa

 

Bị bỏng, nguy hiểm tính mạng

- Mặc đồ bảo hộ

- Rèn luyện cách ứng biến, xử lí nhanh các tính huống nguy hiểm.

Thợ điện

Mũ, kính, găng tay, dây đai, giày cách điện…

Điện giật, ngã

- Trang bị bảo hộ đầy đủ

- Tuân thủ các biện pháp an toàn khi thực hiện sửa chữa điện cũng như thực hiện đúng quy trình khi tiến hành sửa chữa.

- Phải trang bị đầy đủ đồ nghề cần thiết với công việc đang làm

HOẠT ĐỘNG 4. GIỮ AN TOÀN KHI LÀM NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

* Thiết kế bản quy tắc an toàn cho một nghề đặc trưng ở địa phương

Gợi ý: Quy tắc lao động trong nghề ngư dân

1. Mặc áo phao khi tham gia đánh bắt cá.

2. Trang bị đủ phao cứu sinh và trang thiết bị an toàn.

3. Hiểu các quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt cá trên biển, nhất là lúc hoạt động vào ban đêm.

4. Ghi nhớ đầy đủ các thông tin về tần số liên lạc, điện thoại của các cơ quan có chức năng hỗ trợ, tìm kiếm cứu nạn để liên lạc khi có sự cố.

* Đề xuất cách giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương

- Tình huống 1:

+ Nguy hiểm có thể gặp: Lật thuyền, rơi xuống biển…

+ Đề xuất cách giữ an toàn:

∙ Mang đủ áo phao, phao cứu sinh khi hành nghề

∙ Ghi nhớ đầy đủ các thông tin về tần số liên lạc, điện thoại của các cơ quan có chức năng hỗ trợ, tìm kiếm cứu nạn để liên lạc khi có sự cố

- Tình huống 2:

+ Nguy hiểm có thể gặp: Nguyên liệu xây dựng rơi vào, sập giàn…

+ Đề xuất cách giữ an toàn:

∙ Mặc đồ bảo hộ đầy đủ khi ra công trường theo quy định

∙ Đeo đầy đủ thẻ nhân viên, thẻ xác nhận thân phận khi đi vào khu vực xây dựng

∙ Nắm vững kiến thức, kĩ năng, an toàn lao động và nghiêm túc chấp hành

HOẠT ĐỘNG 5. TUYÊN TRUYỀN VỀ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

HOẠT ĐỘNG 6. TỰ ĐÁNH GIÁ

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST bản 1 chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương, Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net