Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 16: Thực hành Cảm ứng ở thực vật

Ôn tập kiến thức Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 16: Thực hành Cảm ứng ở thực vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. ĐẶT CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

STT

Nội dung thảo luận

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Hoa hướng dương luôn mọc về phía ánh sáng mặt trời

Có phải ánh sáng mặt trời đã gây nên tính hướng sáng dương ở hoa

2

Cay cà chua treo ngược có thân quay lên phía trên

Có phải thân cây quy ngược lên để hấp thụ ánh sáng

3

Rễ của nhiều loài cây ở vùng khô hạn, thiếu nước thường mọc rất dài, lan rộng và đâm sâu xuống lòng đất

Tại sao khi môi trường thiếu nước thì rễ cây lại mọc dài và đâm sau xuống dưới lòng đất?

4

Lá cây trinh nữ, cây bắt ruồi,.. khép lại khi bị va chạm

Có phải việc khép lá là phản ứng tự vệ của cây đối với tác động cơ học?

5

Cần làm giàn khi trồng bầu, bí

Có phải làm giàn giúp cho bầu, bí sinh trưởng tốt hơn?

2. ĐỀ XUẤT GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG ÁN CHỨNG MINH GIẢ THUYẾT

STT

Nội dung thảo luận

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Ánh sáng mặt trời làm cho thân cây sinh trưởng về phía có ánh sáng

Đặt một chậu cây vào thùng carton có khoét lỗ để ánh sáng xuyên qua

2

Thân cây sinh trưởng ngược chiều trọng lực và hướng về phía có ánh sáng

Trồng cây nằm ngang và quan sát chiều sinh trưởng của thân cây

3

Rễ phát triển đâm sâu xuống lòng đất để tìm các mạch nước ngầm

Trồng cây và tưới nước một bên chậu, quan sát chiều sinh trưởng của rễ cây.

4

Sự va chạm cơ học gây nên hiện tượng ứng động của cây

Trồng cây trình nữ và dùng tau chạm nhẹ vào lá, quan sát phản ứng của lá cây.

5

Bầu, bí là cây thân leo, cần có giá thể cho thân bám vào để sinh trưởng

Trồng một cây thân leo trong chậu có cắm giá thể.

3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KIỂM CHỨNG GIẢ THUYẾT

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH 

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN

Thứ .... ngày.... tháng....năm.....

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm

- Quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây

- Thực hiện thí nghiệm về cảm ứng ở một số loài cây.

2. Kết quả và giải thích

Thí nghiệm

Kết quả và giải thích

  1. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng ở thực vật.

Ở thùng carton A, thân cây mọc cong để xuyên qua lỗ được khoét ở mặt bên; còn ở thùng B, thân cây mọc thẳng xuyên qua lỗ được khoét ở mặt trên. Do thân cây có xu hướng sinh trưởng về phía có ánh sáng để hấp thụ ánh sáng cho quá trình quang hợp.

  1. Thí nghiệm chứng minh tính hướng trọng lực ở thực vật

Ở ống được treo thẳng đứng, thân và rễ cây đều sinh trưởng theo chiều thẳng đứng. Ở ống treo nghiêng 45 độ và treo nằm ngang, rễ sinh trưởng cong xuống dưới còn thân uốn lên trên. Nguyên nhân do rễ cây có tính hướng đất dương giúp hấp thụ nước và muối khoáng có trong đất, thân cây có tính hướng đất âm và hướng sáng dương. Do đó, treo ống nhựa nằm ngang thì sau một thời gian rễ cây sinh trưởng cong xuống bên dưới còn thân cây sinh trưởng uốn cong lên phía trên.

  1. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước ở thực vật

Ở chậu 1, rễ cây sinh trưởng theo chiều thẳng đứng; ở chậu 2, rễ cây sinh trưởng cong về phía cốc nước Nguyên nhân là do rễ cây có tính hướng nước, có nghĩa là rễ có xu hướng sinh trưởng hướng về phía nguồn nước nhờ đó giúp cho cây hấp thụ được nước. Nếu tưới nước đều quanh gốc cây thì rễ sẽ sinh trưởng đâm thẳng xuống đất, còn nếu chỉ tưới nước ở một bên chậu thì rễ sẽ sinh trưởng cong về phía nguồn nước.

  1. Thí nghiệm chứng minh tính ứng động ở thực vật

Khi bị va chạm, lá cây trinh nữ sẽ khắp lại nhằm tự vệ tránh bị tổn thương, nguyên nhân là do tác động bên ngoài làm cho thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm trương, các tế bào bị mất nước và có nguyên sinh làm lá khép lại. Sau 5 phút, lá cây mở ra trở lại.

  1. Quan sát tính hướng tiếp xúc ở thực vật

Ở chậu không cắm giá thể, thân cây sinh trưởng nằm trên mặt đất; còn ở chậu được cắm giá thể thì thân cây quấn quanh giá thể và sinh trưởng vươn lên. Phần lớn các cây thân leo như nho, bầu, bí,... có tua quần vươn thẳng cho đến khi tiếp xúc với giá thể. Sự tiếp xúc kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào phía đối diện của tua làm cho nó quấn quanh giá thể vươn lên để hấp thụ ánh sáng.

3. Kết luận

- Nhận biết được các hiện tượng cảm ứng ở thực vật

- Từ các lý thuyết về cảm ứng ở thực vật có thể áp dụng vào thực tiễn để giúp cây sinh trưởng tốt hơn, tăng năng suất cây trồng,...

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 16: Thực hành Cảm ứng ở thực vật, Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Chân trời bài 16: Thực hành Cảm ứng ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com