Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 25: Thực hành Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật

Ôn tập kiến thức Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 25: Thực hành Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

Các phương pháp nhân giống vô tính và các loài thực vật phù hợp với từng phương pháp:

Tên phương pháp

Các loài thực vật phù hợp

Giâm cành

Hoa hồng, sắn, mía, rau ngót,…

Chiết cành

Nhãn, vải, ổi, cam, bưởi,…

Ghép

Hoa hồng, cam, chanh, bưởi,…

Nuôi cấy mô tế bào thực vật

Hoa lan, chuối, thanh long, sâm, rau xanh, cây cảnh,…

- Cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống vô tính là dựa trên quá trình sinh sản sinh dưỡng của thực vật và tính toàn năng của tế bào thực vật.

- Nguyên tắc của sự thụ phấn: Hạt phấn phải tiếp xúc với đầu nhụy của hoa cùng loài.

- Ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Nhân giống vô tính

- Nhân nhanh giống cây trồng, giữ được đặc tính quý của cây mẹ, rút ngắn thời gian bắt đầu ra hoa của cây trồng.

- Nuôi cấy mô tế bào còn cho phép nhân giống sạch bệnh, tạo cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật,…

- Không đa dạng về kiểu hình.

- Dễ chết hàng loạt khi gặp điều kiện môi trường thay đổi.

- Phương pháp nuôi cấy mô tế bào đòi hỏi trình độ và chuyên môn cao; chi phí cao.

Nhân giống hữu tính

- Tạo ra nhiều kiểu hình đa dạng, thích nghi với điều kiện môi trường sống thay đổi.

- Đòi hỏi thời gian lâu hơn để cây con thu được sản phẩm.

- Khi mật độ cá thể thấp thì khó tạo ra thế hệ mới.

2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢ THUYẾT 

Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết

Nhóm thực hiện:........................................................

1. Chọn mẫu vật

Phương pháp 

Mẫu vật

Sản phẩm dự kiến

Giâm

Cây khoai lang

Giâm một luống rau (1 x 2 m)

Chiết

Cây bưởi

Chiết 3 cành

Ghép mắt

Cây hoa hồng

Ghép 3 mắt

2. Thiết kế quy trình thực hiện

- Giâm cành khoai lang:

+ Chọn một đoạn cành dài 20cm, đáy cắt xéo 45oC

+ Cắt bỏ bớt 1/2 số lá

+ Nhúng đoạn cành vào hợp chất ra rễ khoảng 2 giây

+ Để ráo nước, giâm cành vào khay đất đã chuẩn bị sẵn

+ Trùm kín bao nylon giữ ẩm, đặt khay đất ở nơi mát

- Chiết cành cây bưởi:

+ Chọn cành chắc, khỏe, không bị hư hại. Khoanh vỏ 2-3cm và tách lớp vỏ bên ngoài

+ Cạo sạch đến phần gỗ bên trong và để khô 3-4 ngày

+ Thấm bông gòn với hợp chất ra rễ và thoa lên phía trên vết cắt

+ Dùng xơ dừa hoặc rễ lục bình để bó bầu. Bó kín lại bằng bọc nylon

- Ghép chồi cây hoa hồng

+ Chọn cây chắc khỏe, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh

+ Dùng dao rạch lớp vỏ trên gốc ghép theo hình chữ T dài khoảng 2cm và tách lớp vỏ theo đường rạch một khoảng đủ để đặt vừa chồi mắt ghép

+ Chọn một chồi mắt mới nhú trên cành ghép, dùng dao cắt chồi mắt

+ Đặt chồi mắt vào chỗ hình chữ T sao cho lớp vỏ của mắt ghép và gốc ghép sát nhau, buộc chồi ghép với gốc ghép áp sát nhau để lộ mắt ghép

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 25: Thực hành Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật, Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Chân trời bài 25: Thực hành Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net