[toc:ul]
- Năm 1257 Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt, ba lần sư giả đến Thăng Long dụ hàng nhưng vua Trần Thái Tông cho bắt giam. Đến 1/1258 quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt và rút quân ngày 29/1/1258.
- Trận đấu tiêu biểu nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất là trận ngày 17/1/1258 Vua Trần chỉ đạo chặn giặc ở Bình lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trận đấu diễn ra quyết liệt quân ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Trước tình thế giặc xâm lược nước ta lần 2, quân dân nhà Trần trên dưới một lòng nhất tề đánh giặc.
Diễn biến:
- Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.
- Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân về các vùng quanh Thăng Long để bảo toàn lực lượng.
- Nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”. Thoát Hoan dựng doanh trại ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng).
- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc.
- Thoát Hoan cho quân tiến xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại. Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.
- Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.
- Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.
+ Tháng 12/1287, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy theo đường bộ tiến vào Đại Việt, hơn 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chir huy theo đường thủy tiến vào vùng biển Đông Bắc.
+ Tháng 4.1288 Trần Quốc Tuấn bố trí trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. Toàn Bộ Cánh quân thủy của địch bị tiêu diệt. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
+ Hai trận Vân Đồn và Bạch Đằng diễn ra vào giữa và cuối của cuộc kháng chiến. Nó như một đòn quyết định để đập tan âm mưu của địch
a. Nguyên nhân thắng lợi
- Chiến thắng là kết quả của tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân trên dưới 1 lòng
+ Nhà Trần đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn sáng tạo, biết phát huy tình thần đánh giặc của ông cha
+Tài năng thao lược của các vua nhà Trần, cùng các danh tướng như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đặc biệt là Trần Quốc Tuấn dã góp phần làm nên thắng lợi này.
b. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng xâm lược của Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
c. Nhân vật lịch sử
Trần Quốc Tuấn vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Với vai trò Quốc công tiết chế - Tổng chỉ huy quân đội ông chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều, dốc lòng báo đến “nợ nước” góp công lớn ba lần đánh bại quân Mông- Nguyên. Ông còn là tác giả hai bộ binh thư và đặc biệt là Hịch tướng sĩ nổi tiếng. Năm 1289 vua phong ông tước Hưng Đạo Đại Vương. Sau khi mất, nhân dân gọi ông là Đức Thánh dựng tượng, lập đèn thờ trên khắp mọi miền đất nước.