[toc:ul]
- Sau khi giặc Minh chiếm được nước ta chúng thiết lập bộ máy độ hộ, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- Lê Lợi hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã tích cực tích trữ lương thực, vũ khí, chờ đợi thời cơ khởi nghĩa và bí mật tập hợp những người cùng chí hướng. Đông đảo anh hùng hào kiệt đã tụ nghĩa về Lam Sơn trong đó có Nguyễn Trãi.
- Những trận đánh tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn :
+ Trận Tốt Động – Chúc Động
Tháng 11. 1426 Vương Thông chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan, mở cuộc tấn công đánh vào Cao Bộ.
Nghĩa quân bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động. Quân Minh rơi vào trận địa bị phục kích tổn thất nặng nề.
Nghĩa quân thừa thắng vay hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu huyện
+ Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang
Tháng 10/1427 : Vua Minh lệnh cho Liễu THăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia 2 ngả tiến vào chi viện Vương Thông.
Tại Chi Lăng quân Minh rơi vào trận địa phục kích của nghĩa quân. Liễu Thăng bị chém đầu số quân còn lại rút chạy về Xương Giang, cũng bị truy đuổi và tiêu diệt.
Mộc Thạnh rút quân về nước sau khi nghe tin Liễu Thăng bị giết.
+ Hội thề Đông Quan
Nghĩa quân siết chặt vòng vây thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết thư dụ Vương Thông ra hàng.
Ngày 10/12/1427 phía nam thành Đông Quan diễn ra hội thề chấm dứt chiến tranh.
Lê Lợi cấp thuyền, xe và lương thảo cho quân Minh rút về.
- Nguyên nhân thắng lợi :
+Tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc ( Lê Lợi là biểu tượng của cuộc khởi nghĩa, tập hợp quanh mình nhũng người yêu nước sẵn sàng hi sinh vì nghiệp lớn)
+ bộ chỉ huy Lam Sơn có chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo
+ Đội ngũ lãnh đạo khởi nghĩa có nhiều người tài giỏi.
- Ý nghĩa lịch sử :
+ Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi lật đổ được ách thống trị tàn bạo của nhà Minh mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt – Lê Sơ.
Nguyễn Trãi đã cùng với Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông đề cao nghệ thuật “tâm công” (đánh vào lòng người) trong cuộc đối đầu với kẻ thù mạnh hơn gấp bội. Ông đã viết hàng chục lá thư dụ hàng quân Minh, nhờ đó giành được nhiều thành trì mà không tốn xương máu của nghĩa quên. Khi khởi nghĩa thắng lợi, thay mặt Lê Lợi, ông đã viết Bình Ngô đại cáo khẳng định về nền độc lập, chủ quyền của quốc gia Đại Việt.