[toc:ul]
1. Mạch lạc trong văn bản
* Đặc điểm:
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều cùng nói về một chủ đề.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối này có thể được thực hiện dựa trên mối liên hệ về thời gian, không gian, tâm lí (nhớ lại), ý nghĩa (tương đồng, tương phản).
* Chức năng: Sự mạch lạc làm cho chủ đề trong văn bản liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc/ người nghe.
2. Ngôn ngữ các vùng miền
- Sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng miền thể hiện:
+ Ngữ âm
+ Từ vựng
- Tác dụng: sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng miền góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú.
1. Bài tập 1
a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong VB Cốm Vòng là:
- Giới thiệu về cốm, một thức quà ngon và tinh tế.
- Ca ngợi vẻ đẹp, vị ngon, hương thơm và giá trị của cốm.
b. Trình tự sắp xếp trong VB cốm Vòng có thể chia thành 3 phần (mỗi phần gồm có nhiều đoạn) như sau:
- Phần 1: Từ “Tôi đố ai tìm được” đến “sản xuất được cốm quý”, giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và huyền thống làm cốm của người làng Vòng.
- Phần 2: Tù “Dù sao, ta cũng nên biết rằng” đến “tinh khiết và thơm tho lạ lùng”, mô tả nguyên liệu và các công đoạn chế biến công phu để ra được sản phẩm cốm Vòng.
- Phần 3: Từ “Đã có lúc ngồi nhìn người hàng cốm xẻ từng mẻ cốm” đến “cảm khái nhường bao!”, nêu lên những suy tư, cảm nhận của tác giả về cốm, từ đó nhấn mạnh sự trân trọng, nâng niu cốm chính là trân trọng, nâng niu công sức của đất trời, của con người. Đây là một trình tự hợp lí của các ý, thể hiện quá trình tự hợp lí của câu, của đoạn.
2. Bài tập 2
Tính mạch lạc của VB qua mạch chảy chính: cốm là đặc sản của làng Vòng, xuất phát từ hạt non của "thóc nếp hoa vàng", nhớ công khéo và kinh nghiệm của người làng Vòng, trải qua nhiều công đoạn cuối cùng đã trở thành món ăn tinh khiết, thơm tho, trang nhã. Thưởng thức cốm cũng chính là thưởng thức văn hoá ẩm thực nước nhà, thể hiện vẻ đẹp thanh nhã tinh tế trong lối sống của con người.
=> Vũ Bằng đã triển khai vấn đề từ nhỏ đến lớn, từ cụ thể đến khái quát. VB cũng có thể được sắp xếp lại, đi từ khái quát đến cụ thể, mạch logic vẫn được đảm bảo, nhưng mạch cảm xúc sẽ không được mượt mà hấp dẫn như cách sắp xếp ban đầu.
3. Bài tập 3
VB Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến rất nhiều vấn đề như: miêu tả hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hoà,... nhưng đều xoay quanh một vấn đề trung tâm là hạt dẻ và rừng dẻ Trùng Khánh, món quà mà thiên nhiên ban tặng vào mùa thu, có nhiều công dụng và lợi ích đối với cuộc sống của con người. Vì thế, VB đảm bảo tính mạch lạc.
4. Bài tập 4
Từ ngữ | Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
ba má |
|
| x |
đìa |
|
| x |
thức quà | x |
|
|
chè xanh | x |
|
|
răng rứa |
| x |
|
mô tê |
| x |
|