[toc:ul]
Bài tập 1: Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau đây và giải thích tại sao?
Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ:
a. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
b. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
c. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo.
d. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Bài tập 2: Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây? Vì sao?
a. Bỏ qua như không biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
b. Xa lánh không chơi với bạn.
c. Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để làm sao bạn không mắc phải những khuyết điểm đó nữa.
Bài tập 3: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
a. Chấp hành tốt mọi nội quy mình sống, làm việc và học tập.
b. Chỉ làm những việc mà mình thích.
c. Phê phán những việc làm sai trái.
d. Tránh tham gia vào những công việc không liên quan đến mình.
đ. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không để mất lòng ai.
e. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.
g. Bực tức và phản ánh gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
Bài tập 4: Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà em biết?
Bài tập 5: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải?
Bài tập 6: Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
Bài tập 1: Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ:
c. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo. Vì: Khi thảo luận nhóm, trong đầu mình cũng đã có những đáp án cho mình. Tuy nhiên, mình chưa chắc chắn là đó có phải là đáp án đúng hay không.
Bài tập 2: Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án: c. Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để làm sao bạn không mắc phải những khuyết điểm đó nữa. Vì: Nếu mình giúp bạn nhận ra khuyết điểm của mình thì đó mới thực sự là những người bạn tốt.
Bài tập 3: Những hành vi thể hiện tôn trọng lẽ phải là: Chấp hành tốt mọi nội quy mình sống, làm việc và học tập; Phê phán những việc làm sai trái; Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.
Bài tập 4: Một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.
Bài tập 5: Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải:
- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn
- Lời hơn lẽ thiệt
- Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời
- Lời hay lẽ phải
- Vàng thật không sợ lửa
- Nói phải củ cải cũng nghe
- Danh ngôn: “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”.
- Khó mà biết lẽ biết trời /Biết ăn biết ở hơn người giàu sang
- Cây ngay không sợ chết đứng
Bài tập 6: Học sinh cần phải : Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập; Phê phán những việc làm sai trái; Lắng nghe ý kiến của các bạn, phân tích và đánh giá ý kiến hợp lí; Tôn tọng các quy định nội quy của nhà trường, xã hội; Bảo vệ những quan điểm, ý kiến đúng đến cùng.
Bài tập 1:
* Em sẽ lựa chọn đáp án:
c. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo.
Bởi vì: Khi thảo luận nhóm, trong đầu mình cũng đã có những đáp án cho mình. Tuy nhiên, mình chưa chắc chắn là đó có phải là đáp án đúng hay không. Vì vậy, cần phải chú ý lắng nghe các bạn trình bày, bạn nào nói mà mình nhận thấy hợp lí, đúng đắn thì mình sẽ ủng hộ ý kiến đó.
Bài tập 2:
- Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án:
c. Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để làm sao bạn không mắc phải những khuyết điểm đó nữa.
Bởi vì: Nếu mình giúp bạn nhận ra khuyết điểm của mình thì đó mới thực sự là những người bạn tốt. Có thể bạn mắc khuyết điểm nhưng chưa ai nhắc bạn thì mình nhỏ nhẹ góp ý nhắc cho bạn. Để bạn biết và cố gắng lần sau không bị mắc lại khuyết điểm đó thêm lần nào nữa. Mình chân thành góp ý cho bạn thì bạn sẽ tiếp thu và sửa chữa.
Bài tập 3:
* Những hành vi thể hiện tôn trọng lẽ phải là:
1. Chấp hành tốt mọi nội quy mình sống, làm việc và học tập.
2. Phê phán những việc làm sai trái.
3. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.
Bài tập 4: Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.
Ví dụ:
1. Tôn trọng lẽ phải:
- Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai
- Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc
- Góp ý để bạn biết cái sai của bạn, giúp bạn sửa đổi khuyết điểm của mình để ngày càng hoàn thiện.
2. Không tôn trọng lẽ phải :
- Chỉ trích , người ta mà không nói rõ lí do . Lắng nghe ý kiến của mình và không nghe ý kiến người khác,
- Quay cóp, gian lận trong thi cử không thực hiện đúng nội quy nhà trường.
- Đi hàng hai hàng ba không chấp hành luật an toàn giao thông.
Bài tập 5: Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải:
1. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn
2. Lời hơn lẽ thiệt
3. Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời
4. Lời hay lẽ phải
5. Vàng thật không sợ lửa
6. Nói phải củ cải cũng nghe
7. Danh ngôn: “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”.
8. Khó mà biết lẽ biết trời /Biết ăn biết ở hơn người giàu sang
9. Cây ngay không sợ chết đứng
Bài tập 6: Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải
1. Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.
2. Phê phán những việc làm sai trái.
3. Lắng nghe ý kiến của các bạn, phân tích và đánh giá ý kiến hợp lí.
4. Tôn tọng các quy định nội quy của nhà trường, xã hội.
5. Bảo vệ những quan điểm, ý kiến đúng đến cùng.