Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 KNTT CĐ 1 Bài 4: Thực hành biểu diễn đồng ca, hợp xướng

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 4: Thực hành biểu diễn đồng ca, hợp xướng. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: THỰC HÀNH BIỂU DIỄN ĐỒNG CA, HỢP XƯỚNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Bài học này HS học sẽ:

  • Kĩ năng biểu diễn đồng
  • Kĩ năng biểu diễn hợp xướng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện được một số kĩ năng biểu diễn ở hình thức hát đồng ca, hợp xướng.
  • Biết kết hợp giọng hát của bản thân và của các bạn diễn để đạt được sự hòa hợp.
  • Phân tích được tiết mục biểu diễn đồng ca, hợp xướng.
  • Tự đánh giá được khả năng biểu diễn của nhóm mình và nhóm bạn.
  • Dàn dựng và biểu diễn được tiết mục đồng ca, hợp xướng trong và ngoài trường.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức và thái độ tích cực trong giờ học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Chuyên đề học tập Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, video, nhạc cụ, nhạc đệm, phương tiện nghe nhìn,...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Chuyên đề học tập Âm nhạc 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Xác định được các yêu cầu về chất giọng, cách thức biểu diễn đồng ca, hợp xướng.
  3. Nội dung: Xem một số video các ca khúc được biểu diễn dưới hình thức hát đồng ca, hợp xướng và nhận xét về chất giọng, phong cách của người biểu diễn trong video.
  4. Sản phẩm: HS nhận xét và so sánh được các yêu cầu về chất giọng, năng lực hát và phong cách biểu diễn đồng ca, hợp xướng và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp xem một số trích đoạn biểu diễn:

+ Đồng ca: https://youtu.be/vgbXoZKEAAU?si=pr61WQ6NeyOqtUqo

+ Hợp xướng: https://youtu.be/LtHuJWvVXe0?si=r9fjGqkknHbv_umO

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và trả lời câu hỏi: Nhận xét về sự hòa quyện của giọng hát, khả năng biểu diễn của các nghệ sĩ trong các trích đoạn được xem.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập trung quan sát, lắng nghe các trích đoạn biểu diễn tam ca, tốp ca.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Video biểu diễn đồng ca: giọng ca nam nữ kết hợp hài hòa, đồng điệu. Nhóm học sinh múa phụ họa phù hợp với lời bài hát tạo nên cảm xúc bài hát.

+ Video biểu diễn hợp xướng: dàn hợp xướng thể hiện bài hát dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng. Giọng hát nội lực, dày dặn. Giọng nam thấp, hát bè. Giọng nữ cao, hát chính.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Thực hành biểu diễn đồng ca, hợp xướng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành biểu diễn đồng ca

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được các kĩ thuật biểu diễn vào các tác phẩm cụ thể ở hình thức đồng ca.
  2. Nội dung: Thực hành biểu diễn đồng ca.
  3. Sản phẩm:

- HS trình bày được hình thức biểu diễn đồng ca.

- HS biết hòa quyện giọng hát để tạo nên sự phù hợp khi hát đồng ca.

- HS biểu diễn đồng ca phù hợp với nội dung, tính chất của tác phẩm.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hành biểu diễn đồng ca ca khúc Mùa xuân đến rồi đó của nhạc sĩ Trần Chung (SHS Âm nhạc 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống).

- GV trình chiếu bản nhạc và hướng dẫn HS phân tích tác phẩm biểu diễn.

- GV yêu cầu một số HS trình bày về cấu trúc và nội dung của tác phẩm.

- GV cho HS xem video biểu diễn của ca khúc Mùa xuân đến rồi đó.

https://youtu.be/Hk4u2dAqAW0?si=Qf0Rd8oc9o3OAO1W

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm), phân tích, lên ý tưởng về cách biểu diễn ca khúc Mùa xuân đến rồi đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành phân tích tác phẩm biểu diễn Mùa xuân đến rồi đó theo sự hướng dẫn của GV.

- HS thực hành phân tích, lên ý tưởng về cách biểu diễn Mùa xuân đến rồi đó theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu một số HS trình bày về cấu trúc và nội dung của tác phẩm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cách biểu diễn tác phẩm.

- GV mời đại diện HS xung phong biểu diễn tác phẩm Mùa xuân đến rồi đó trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Thực hành biểu diễn đồng ca

* Phân tích tác phẩm biểu diễn Mùa xuân đến rồi đó

- Ca khúc Mùa xuân đến rồi đó được viết ở giọng Đô trưởng, nhịp 4/4, hình thức đoạn nhạc gồm 3 câu, câu 1 gồm 4 nhịp, câu 2 gồm 7 nhịp, câu 3 gồm 7 nhịp.

- Tốc độ nhanh vừa, tính chất âm nhạc vui tươi, nhiệt thành.

* Cách biểu diễn tác phẩm Mùa xuân đến rồi

- Trình bày các ca khúc đều đặn và hòa quyện, các động tác biểu diễn thể hiện sự hân hoan, tươi vui.

à Ví dụ: Trích đoạn 1 (nhịp 1 – 9)

- Thể hiện trích đoạn trên với ánh mắt và nét mặt tươi sáng, rạng ngời.

- Tư thế hát thoải mái, chuyển động nhẹ nhàng theo nhịp điệu. Thực hiện một số động tác cùng nhau như: đưa cánh tay lên, xuống mềm mại, nhẹ nhàng ở các câu hát “nghe không gian mênh mông ... đến với muôn đời”, “Ơi xuân tươi bao la”.

- Giao lưu với bạn diễn và khán giả bằng biểu cảm vui tươi và tình cảm chân thành.

- Trang phục phù hợp để biểu diễn ca khúc Mùa xuân đến rồi đó là áo dài với tốp nữ và quần âu đậm màu, áo sơ mi trắng với tốp nam.

Hoạt động 2: Thực hành biểu diễn hợp xướng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được các kĩ thuật biểu diễn vào các tác phẩm cụ thể ở hình thức hợp xướng.
  2. Nội dung: Thực hành biểu diễn hợp xướng.
  3. Sản phẩm:

- HS trình bày được hình thức hát hợp xướng.

- HS so sánh được các hình thức biểu diễn đồng ca, hợp xướng.

- HS biết hòa quyện giọng hát để tạo nên sự phù hợp khi hát hợp xướng.

- HS biểu diễn hợp xướng phù hợp với nội dung, tính chất của tác phẩm.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hành biểu diễn hợp xướng ca khúc Cho tôi yêu của nhạc sĩ Hoàng Đạm – Hoàng Yến (SHS Âm nhạc 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống).

- GV trình chiếu bản nhạc và hướng dẫn HS phân tích tác phẩm biểu diễn.

- GV yêu cầu một số HS trình bày về cấu trúc và nội dung của tác phẩm.

- GV cho HS xem video biểu diễn của ca khúc Cho tôi yêu.

https://youtu.be/3KO-lngJxYc?si=yYwisRQxl8CB8JpS

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm), phân tích, lên ý tưởng về cách biểu diễn ca khúc Cho tôi yêu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành phân tích tác phẩm biểu diễn Cho tôi yêu theo sự hướng dẫn của GV.

- HS thực hành phân tích, lên ý tưởng về cách biểu diễn Cho tôi yêu theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu một số HS trình bày về cấu trúc và nội dung của tác phẩm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cách biểu diễn tác phẩm.

- GV mời đại diện HS xung phong biểu diễn tác phẩm Cho tôi yêu trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Thực hành biểu diễn hợp xướng

* Phân tích tác phẩm biểu diễn Cho tôi yêu

- Ca khúc Cho tôi yêu được viết ở giọng Pha trưởng, nhịp 4/4, hình thức 3 đoạn đơn.

- Đoạn 1 gồm 2 câu, mỗi câu 4 nhịp; đoạn 2 gồm 2 câu, mỗi câu 4 nhịp; đoạn 3 (điệp khúc) gồm 2 câu, mỗi câu 6 nhịp.

- Có tính chất âm nhạc vui tươi, rộn ràng, trong sáng; lời ca gợi nhớ lại những kí ức tươi đẹp về tuổi học trò.

* Cách biểu diễn tác phẩm Cho tôi yêu

- Thể hiện được trích đoạn hợp xướng với chất giọng khỏe khoắn và tự tin; hát chính xác, đều đặn và hòa quyện giữa các bè. Cử chỉ, động tác phù hợp với tính chất của bài.

- Nét mặt, ánh mắt tươi tắn, rạng ngời.

- Tư thế linh hoạt, nhún nhảy nhẹ hàng, đung đưa theo nhịp điệu của bài. Nên thực hiện giống nhau một số động tác hình thể hoặc vũ đạo đơn giản.

- Giao lưu cùng các nhóm bạn diễn và khán giả bằng tình cảm thiết tha, dịu dàng, thể hiện những tình cảm thân thương, nội tâm và kí ức tươi đẹp của tuổi học trò.

- Trang phục đối với nữ nên là áo dài, đối với nam là áo sơ mi, quần tối màu để phần biểu diễn thêm hấp dẫn.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS biểu diễn đồng ca, hợp xướng.
  3. Nội dung: Thực hành biểu diễn đồng ca, hợp xướng.
  4. Sản phẩm: HS thể hiện được đúng phong cách, nội dung và tính chất của tác phẩm yêu cầu; tạo được sự hòa quyện về chất giọng hát đồng ca, hợp xướng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 KNTT CĐ 1 Bài 4: Thực hành biểu diễn đồng ca, hợp xướng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 Kết nối CĐ 1 Bài 4: Thực hành biểu diễn, soạn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 kết nối CĐ 1 Bài 4: Thực hành biểu diễn

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Âm nhạc 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay