Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 cánh diều bản mới nhất bài: Văn bản 1 - Tôi đi học. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/….
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy ngẫm và chia sẻ:
Qua bài Tôi đi học, gợi nhắc cho em những ngày đầu của buổi tựu trường. Em hãy chia sẻ cảm xúc về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học hoặc những ngày đầu đến trường khi bước vào năm học mới.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ cảm nhận về kỉ niệm của các bạn trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc đời của mỗi người, những kỷ niệm thời học trò thường được lưu giữ bền lâu trong tâm trí. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tôi đi học của Thanh Tịnh là một truyện ngắn như thế. Truyện đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi, chú bé được mẹ đưa đến trường vào lớp trong ngày tựu trường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về văn bản Tôi đi học, trả lời các câu hỏi: - Nêu xuất xứ của tác phẩm Tôi đi học? - Tóm tắt tác phẩm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh trình bày các nội dung: + Xuất xứ của tác phẩm + Tóm tắt tác phẩm - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt sang nội dung mới Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành bốn nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau. + Nhóm 1: Tìm hiểu về trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong tác phẩm · Những hình ảnh nào đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? · Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào? + Nhóm 2: Tìm hiểu về tâm trạng của nhân vật “tôi” · Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ trên đường tới trường? · Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi đứng trước sân trường? · Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi nghe gọi tên và lúc rời tay mẹ vào lớp? · Tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện bằng những phương thức biểu đạt nào? Nêu tác dụng của nó? · Từ những chi tiết trên, em nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đến trường ngày đầu tiên? + Nhóm 3: Tìm hiểu thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với những em nhỏ lần đầu đi học · Tìm những chi tiết miêu tả tình cảm của ông đốc đối với học sinh. Em có nhận xét gì về tình cảm đó. · Tìm những chi tiết miêu tả thầy giáo trẻ trước khi đón học sinh vào lớp? · Người mẹ của nhân vật “tôi” có những hành động, thái độ gì để chuẩn bị và trên đường đưa con đến trường? Em có cảm nhận gì về những hành động của người mẹ. · Hãy nhận xét về thái độ trách nhiệm của gia đình và nhà trường ngày nay so với câu chuyện về ngày đầu đi học của nhân vật “tôi”? + Nhóm 4: Tìm hiểu về nghệ thuật truyện · Những biện pháp nghệ thuật nào tạo nên sự thành công và tạo nên sức hút của tác phẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, nêu một vài gợi ý: Chú ý quan sát các chi tiết trong sgk, đồng thời hồi tưởng lại cảm xúc của mình trong thực tế để cảm nhận về tác phẩm chân thực, khách quan. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - Gv mời 2 -3 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình - Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang nội dung mới.
|
1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Xuất xứ - Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. b. Tóm tắt tác phẩm Hằng năm, cứ đến mùa khai giảng thì tác giả lại nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. Đó là những cảm xúc bỡ ngỡ, dụt dè và lo lắng. Tác giả được mẹ dắt tới trường nhưng trong lòng vẫn luôn tự hỏi chắc chỉ có những người thành thạo mới cầm được bút. Dù lo lắng nhưng tác giả vẫn phải tập quen dần với việc không có mẹ ở bên canh, ngồi cùng các bạn mới để chép lại nét chữ đầu tiên của thầy trên bảng: “Tôi đi học”.
2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong tác phẩm. - Vào cuối thu, lá rụng nhiều, hình ảnh em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ. - Trình tự thời gian từ hiện tại tác giả nhớ về quá khứ. - Trình tự không gian: + Trên đường đến trường + Trường học + Lớp học b. Tâm trạng của nhân vật “tôi”. * Trên đường tới trường: - Con đường, cảnh vật vốn rất quen, tự nhiên thấy lạ, thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. - Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với quần áo, sách vở mới. - Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước à Khẳng định mình. * Trên sân trường: - Bỗng thấy sân trường dày đặc người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt tươi vui. - Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường à Lo sợ vẩn vơ * Khi rời tay mẹ vào lớp - Lo sợ phải rời tay mẹ, thấy xa mẹ hơn bao giờ. - Cảm thấy vừa lạ, vừa gần gũi với mọi cảnh vật, với người bạn bên cạnh. - Vừa ngỡ ngàng và tự tin à nghiêm trang vào giờ học. => Ngày tựu trường náo nức vui vẻ và rất trang trọng - Nghệ thuât: Kết hợp các phương thức: Tự sự, miêu tả, biểu cảm làm tăng giá trị biểu đạt của tác phẩm và gây ấn tượng cho người đọc. * Bài văn diễn tả một cách tự nhiên cảm động tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học. c. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với những em nhỏ lần đầu đi học. * Ông đốc - Ông đốc nhìn chúng tôi và nói sẽ: “Thế là các em được vào lớp năm, các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng…” - Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. => Ông đốc là hình ảnh một người thầy, một lãnh đạo trường Mỹ Lý rất hiền từ, thân thiện và yêu thương học sinh. * Thầy giáo trẻ - Thầy trẻ tuổi - Gương mặt hiền từ đang đón chúng tôi vào lớp. * Người mẹ của nhân vật “tôi” - Chuẩn bị sách vở cho nhân vật “tôi” - Âu yếm nắm tay con đi trên con đường làng. - Cầm sách vở và bút thước cho con. à Sự chu đáo quan tâm đầy tình yêu và trách nhiệm của người mẹ đối với nhân vật “tôi” => Ta nhận thấy trách nhiệm, tấm lòng của gia đình và nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn ý thức để các em trưởng thành. d. Nghệ thuật truyện * Đặc sắc nghệ thuật - Diễn tả dòng cảm nghĩ của nhân vật “tôi” bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế qua truyện ngắn Tôi đi học. * Sức hút của tác phẩm - Tình huống truyện đơn giản nhưng để lại những cảm xúc chân thực của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường. - Nghệ thuật so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm diễn tả cảm xúc của nhân vật “tôi” nhờ đó người đọc cảm nhận rõ nét cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật tạo nên chất trữ tình trong trẻo. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Tôi đi học, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - Tôi đi học