Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 cánh diều bản mới nhất bài: Thực hành tiếng Việt - Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…../…./…..
Ngày dạy:…/……/….
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu học sinh kẻ bảng sau vào vở
K |
W |
L |
|
|
|
GV đưa ra các câu hỏi gợi mở
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS trong lớp lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
- GV dẫn dắt vào bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về từ ngữ toàn dân, từ ngữ đia phương và biệt ngữ xã hội. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện yêu cầu sau: · Lập bảng theo Phụ lục 1. Bảng 1 hệ thông lại kiến thức về từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh trình bày các nội dung. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt sang nội dung mới
Nhiệm vụ 2: Một số lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ: Rút ra một số lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - Gv mời 2 -3 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình - Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang nội dung mới. |
1. Nhắc lại kiến thức về từ ngữ toàn dân, từ ngữ đia phương, biệt ngữ xã hội. a) Từ ngữ toàn dân - Khái niệm: Từ ngữ toàn dân của một ngôn ngữ là từ ngữ sử dụng rộng rãi trong các vùng miền của đất nước, ví dụ: cha,mẹ, sắn, ngô, gì, nào, sao, thế,… - Số lượng: Là khối từ ngữ cơ bản và có số lượng lớn nhất của ngôn ngữ - Phạm vi: Lớn - Tác dụng: Từ ngữ toàn dân không chỉ có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ. b) Từ ngữ địa phương - Khái niệm: Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được sử dụng trong một vùng miền nhất định, ví dụ: thầy, u, mì, bắp, chi, răng, rứa… - Số lượng: không lớn - Phạm vi: dùng hạn chế - Tác dụng: Phản ánh được nét riêng của từng người, sự vật ở mỗi vùng miền nên cũng có vai trò quan trọng, nhất là đối với hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày và đối với sáng tác văn chương. c) Biệt ngữ xã hội - Khái niệm: Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng với nghĩa riêng trong một nhóm xã hội nhất định. Ví dụ, một số từ ngữ được tạo ra bằng cách nói, viết lệch chuẩn như bít (biết), rùi (rồi), pó tai (bó tay) hoặc nói tắt như ga tô (ghen ăn tức ở), chuyển nghĩa như hồng lâu mộng (mơ mộng), thâm chí “nói bồi” tiếng nước ngoài như nâu pho gâu (no four go – vô tư đi)….là những biệt ngữ đang phổ biến trong giới trẻ. - Số lượng: lớn - Phạm vi: Trong một nhóm xã hội nhất định. - Tác dụng: Trong tác phẩm văn chương, lời ăn tiếng nói của nhân vật cũng có thể phản ánh biệt ngữ của nhóm xã hội mà nhân vật thuộc vào. 2. Một số lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. - Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội sẽ tăng hiệu quả giao tiếp. - Không phải đối tượng giao tiếp nào cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Sử dụng biệt ngữ xã hội trong đời sống cũng như trong tác phẩm văn chương đều cần có chừng mực để bảo đảm hiệu quae giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. |
PHỤ LỤC 1
|
Từ ngữ toàn dân |
Từ ngữ địa phương |
Biệt ngữ xã hội |
Khái niệm |
Từ ngữ toàn dân của một ngôn ngữ là từ ngữ sử dụng rộng rãi trong các vùng miền của đất nước. |
Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được sử dụng trong một vùng miền nhất định |
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng với nghĩa riêng trong một nhóm xã hội nhất định |
Số lượng |
Là khối từ ngữ cơ bản có số lượng lớn nhất trong ngôn ngữ |
Số lượng không lớn |
Lớn |
Phạm vi
|
Lớn |
Trong một địa phương nhất định |
Trong một nhóm xã hội nhất định |
Tác dụng |
Từ ngữ toàn dân không chỉ có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ |
Phản ánh được nét riêng của từng người, sự vật ở mỗi vùng miền nên cũng có vai trò quan trọng, nhất là đối với hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày và đối với sáng tác văn chương.
|
Trong tác phẩm văn chương, lời ăn tiếng nói của nhân vật cũng có thể phản ánh biệt ngữ của nhóm xã hội mà nhân vật thuộc vào.
|
Bảng 1.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng Việt - Từ ngữ, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cánh diều bài: Thực hành tiếng Việt - Từ ngữ