Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 cánh diều bản mới nhất Bài 6 Bài đọc 3: Nếu chúng mình có phép lạ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ
Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, HS trao đổi về các câu hỏi sau: + Kể tên những bộ phim, những câu chuyện về phép thuật em đã từng xem, từng đọc được. + Em có cảm nhận gì về những bộ phim, những câu chuyện đó? Em thích bộ phim, câu chuyện nào nhất? + Nếu em có phép lạ như vậy, em sẽ làm gì? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV dẫn dắt vào bài ôn tập: + Bài đọc 3: Nếu chúng mình có phép lạ. + Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ. + Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Nếu chúng mình có phép lạ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Nếu chúng mình có phép lạ với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp; đọc đúng nhịp thơ; nhấn giọng một số từ ngữ thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng khổ thơ trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ và đọc nối tiếp nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về động từ. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, nhắc lại khái niệm về động từ, các loại động từ. - GV nêu câu hỏi: Động từ là gì? Có mấy loại động từ? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của một đoạn văn tưởng tượng. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Viết đoạn văn tưởng tượng là như nào? + Câu mở đầu của đoạn văn tưởng tượng có nhiệm vụ gì? Các câu tiếp theo có nhiệm vụ gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Nếu chúng mình có phép lạ. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về động từ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Nếu chúng mình có phép lạ, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Đặt thêm 2 – 3 câu có động từ chỉ hoạt động ở nhà. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS trao đổi, thảo luận nhóm.
- HS trả lời.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS thảo luận nhóm.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. + Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. + Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm hai loại là: động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. · Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng. · Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng. - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. + Viết đoạn văn tưởng tượng là kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra. + Câu mở đoạn thường giới thiệu về sự việc (hoặc nhân vật, sự vật,…) tưởng tượng. Các câu sau tiếp tục phát triển sự tưởng tượng đã nêu ở câu mở đoạn. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).
- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: HS gạch chân dưới các từ: a. vui chơi. b. hái quả. c. viết bài, học bài. d. đi ngủ. Bài 2: HS tìm động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc theo yêu cầu. Ví dụ: a. Sau một tiết học vui: cười đùa, yêu thích, phấn khích,… b. Khi nhận được lời khen: phấn khởi, vui mừng, yêu đời,… c. Khi được nghe một bài hát hoặc câu chuyện hay: thích thú, lắng đọng, tận hưởng,… Bài 3: Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ, Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. VD: Tin-tin và Mi-tin dừng lại trước một khu vườn lớn. Mái vòm ngọc bích tỏa ánh sáng xanh dịu xuống những bông hoa khổng lồ, đầy đủ màu sắc, xòe nở hết cỡ. Trên mỗi bông hoa là một em bé tí hon xinh đẹp đang mải mê làm việc,… - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 Cánh diều, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Cánh diều Bài 6 Bài đọc 3: Nếu chúng mình, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Cánh diều Bài 6 Bài đọc 3: Nếu chúng mình