Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 Cánh Diều bản mới nhất Bài 2: thơ bốn chữ, năm chữ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
( Đỗ Trung Lai )
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Mẹ mà các em đã được học thông qua các hệ thông câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.
- Thành tựu về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.
- Trách nhiệm : Có tình yêu thương con người, biết chia sẻ. cảm thông với người khác và những cảnh ngộ éo le trong cuộc sống.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV đặt câu hỏi: Ngoài các văn bản đã học trong chương trình, em có biết bài thơ hoặc bài hát nào về chủ đề Mẹ. Hãy chia sẻ cùng cả lớp.
- Hs suy nghĩ tìm ra câu trả lời, HS trình bày kết quả (cá nhân)
- GV đặt vấn đề: Bài học hôm nay chúng ta cùng củng cố về văn bản đã học cũng như luyện tập các dạng bài đọc hiểu với thể thơ bốn chữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tổng kết và nâng cao kiến thức về thể loại thơ bốn chữ, năm chữ Tổng quan về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi: + Tác giả của văn bản “Mẹ” là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả? + Bố cục chia làm mấy phần, đó là những phần nào? + Nêu xuất xứ, bối cảnh và nhân vật trong văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS hoạt động nhóm cũ, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1,3: Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản. Chỉ ra hình ảnh, biện pháp tu từ đáng chú ý mà tác giả đã sử dụng. + Nhóm 2, 4: Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản. Chỉ ra hình ảnh, biện pháp tu từ đáng chú ý mà tác giả đã sử dụng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- Gv tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản.
|
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN. 1. Thể thơ bốn chữ, năm chữ * Khái niệm: - Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường ngắt nhịp 2/2 - Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3. * Hình ảnh thơ: Là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. * Vần, nhịp trong thơ: - Vần: + Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. + Vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vận với nhau + Vai trò của vần: liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc. - Nhịp: + Nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng đều đặn ở cuối mỗi dòng thơ. + Vai trò: tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung bài thơ. * Nội dung - Thơ bốn chữ: + Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ nhớ, dễ đọc, dễ làm và rất gần gũi với các em nhỏ. + Thơ bốn chữ thường để diễn đạt những nội dung vui tươi, hồn nhiên, dí dỏm, tinh nghịch, nhí nhảnh,.. nhờ ưu điểm câu thơ ngắn, gieo vần nhịp nhàng. - Thơ năm chữ: -Thể thơ năm chữ cũng giống như thể thơ bốn chữ, tức là cũng kể chuyện kể việc, kể người. Nhưng thể thơ năm chữ có nội dung phản ánh phong phú và lớn lao hơn. + Phản ánh những vấn đề xã hội sâu sắc như : tố cáo tội ác của bọn quan lại, tố cáo những bất công vô lí trong xã hội cũ (Ghét chuột – Nguyễn Bỉnh Khiêm ; Những điều trông thấy – Nguyễn Du). + Thể hiện nỗi niềm tâm sự của các tác giả trước cuộc đời (Ông đồ – Vũ Đình Liên; Tiếng thu – Lưu Trọng Lư). + Trong văn học hiện đại sau Cách mạng tháng Tám, thể thơ năm chữ còn đề cập đến nhiều nội dung khác nữa như : ca ngợi lãnh tụ (Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ) ; ca ngợi anh bộ đội Cụ Hồ (Cá nước – Tố Hữu) ; miêu tả thiên nhiên (Mầm non – Võ Quảng) ; ca ngợi tình cảm gia đình (Thăm lúa – Hoàng Trung Thông ; Lời ru của mẹ – Xuân Quỳnh).
1. Tác giả - Nhà thơ, nhà báo Đỗ Trung Lai (1950) - Quê quán: Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) - Ông tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội - Nhập ngũ năm 1972 - Sau dạy học trong quân đội về làm báo Quân đội Nhân dân - Các tác phẩm tiêu biểu: Đêm sông cầu (1990), Anh,em và những người khác (1990), Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy hay là Tha hương (2008)... 2. Tác phẩm a. Xuất xứ: trích tập thơ Đêm sông Cầu. b. Thể loại: thơ bốn chữ c. PTBĐ: biểu cảm
II. ÔN TẬP VĂN BẢN “MẸ” 1. Hình ảnh người mẹ- Hình ảnh người mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau. - Cây cau: hình ảnh quen thuộc, gắn với làng quê, xuất hiện trong dân gian, tượng trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người. à Hình ảnh mẹ được đặt bên cạnh một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam. - Hình dáng của mẹ: Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập giữa hai hình ảnh: Mẹ Cau Ngày một thấp >< Ngày càng cao Đầu bạc trắng >< Ngọn xanh rờn Thân thẳng >< Lưng còng
=> Theo thời gian, cây cau ngày càng phát triển, cao lớn, xanh tốt. Nhưng thời gian cũng rất khắc nghiệt, nó làm mẹ ngày càng già đi. Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhanh cho thấy sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ ngày càng già yếu. - Hành động của mẹ: + Khi con còn bé: bổ cau làm tư. + Hiện tại: Cau bổ tám mẹ còn ngại to. => Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ. Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ. 2. Tình cảm của người con dành cho mẹ - Nỗi buồn, xót xa của người con trước tuổi già của mẹ. - Câu thơ: Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ - Nghệ thuật so sánh: Hình ảnh người mẹ ví như miếng cau khô gầy, thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ. => Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ. - Tình cảm của người con: + Con nâng trên tay: sự trân trọng, nâng niu miếng trầu - hình ảnh tượng trưng cho mẹ. + Không cầm được lệ: tình cảm dồn nén, chứa đựng bao xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ => Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ. - Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già? => Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con. "Mây bay về xa" như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng.
III. TỔNG KẾT *Nội dung - Đoạn trích đã thành công thể hiện được tính cách của cương trực, thẳng thắn, gan dạ của người Nam Bộ. *Nghệ thuật: - Thể thơ bốn chữ. - Lời thơ giản dị, tự nhiên. - Hình ảnh thơ gần gũi. |
*Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 1:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Cho câu thơ sau, hãy thực hiện các nhiệm vụ bên dưới: Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Câu 1. Chép lại khổ thơ có câu thơ trên. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Chỉ ra đặc điểm của thể thơ đó ở các yếu tố: Số tiếng và nhịp ở các dòng thơ; vần của bài thơ. Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 3. Bài thơ Mẹ là lời của ai? Bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ. Câu 4. Hình ảnh mẹ trong bài thơ được đặt trong sự đối sánh với hình ảnh nào, trên những phương diện nào? Vì sao tác giả lại chọn hình ảnh đó? Câu 5. Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về mẹ và cau trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng mẹ và cau, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó. |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả, HS cả lớp bổ sung. GV cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Gợi ý đáp án:
Câu 1.
- Chép lại khổ thơ:
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau - ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng
- Bài thơ được làm theo thể thơ 4 chữ.
- Đặc điểm của thể thơ 4 chữ:
+ Số tiếng và nhịp ở các dòng thơ: Số tiếng 4, nhịp chủ yếu là 2/2, có câu ngắt nhịp 1/3 (Cau - ngọn xanh rờn - Mẹ - đầu bạc trắng ).
+ Vần của bài thơ: Bài thơ gieo vần ở cuối câu 2 và câu 4 của mối khổ thơ.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm
Câu 3.
- Bài thơ “Mẹ” là lời của người con.
- Bài thơ bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc: Yêu thương, xót xa, ngậm ngùi trước tuổi già của mẹ; trách giận thời gian.
- Cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ: Bài thơ ngắn, ngôn ngữ, hình ảnh giản dị mà đọng lại cảm xúc, thể hiện được tình cảm yêu kính đối với mẹ và tâm trạng buồn, day dứt của người con khi mẹ ngày càng già và đến gần hơn với sự chia lìa cõi sống.
Câu 4.
- Hình ảnh mẹ trong bài thơ được đặt trong sự đối sánh với hình ảnh cau. Đối sánh trên những phương diện: Hình dáng, màu sắc (màu lá, màu tóc): chiều cao.
- Tác giả chọn hình ảnh cau vì: Cau là thứ cây gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê. Cau gắn liền với mẹ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày: Thói quen ăn trầu. Cau và mẹ luôn song hành trên hành trình sống. Đặc biệt là nhà thơ đã nhận thấy nhiều điểm tương đồng và khác biệt giữa mẹ và cau.
Câu 5.
- Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về mẹ và cau trong bài thơ:
Lưng còng – thẳng
Ngọn xanh rờn - đầu bạc trắng
Cao – thấp
Gần giời – gần đất
Cau khô – (mẹ) gầy
- Để thể hiện hình tượng mẹ và cau, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ:
+ Đối lập: Giữa mẹ và cau trong dáng hình, màu sắc, chiều cao..
+ So sánh: Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ
- Tác dụng của các biện pháp tu từ đó:
+ Gợi lên một cách xót xa hình ảnh người mẹ khi già đi, biểu đạt niềm thương cảm của người con đối với mẹ.
+ Làm cho bài thơ tăng tính gợi hình, biểu cảm.
*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… ( Trích - Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ, tình cảm gì đối với những người làm ra hạt gạo? (Trình bày khoảng 5 đến 7dòng) |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 Cánh Diều bản mới nhất Bài 2: thơ bốn chữ, năm chữ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo