Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 Cánh Diều bản mới nhất bài 9: Ôn tập văn bản: cây tre việt nam. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức về tùy bút và tản văn cùng văn bản Cây tre Việt Nam.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết được một số yếu tố hình thức: chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,… của bài tùy bút.
- Năng lực văn học: Nhận biết được một số yếu tố nội dung: đề tài, chủ đề và ý nghĩa của bài tùy bút; Phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; Nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.
- HS yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật và con người của quê hương, đất nước.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh và thông tin về nhà văn Thép Mới;
- Máy tính, máy chiếu, video clip;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV liên hệ để dẫn dắt vào bài học mới: Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay vốn có truyền thống đánh giặc kiên cường, bất khuất, hình ảnh người dân cầm vũ khí là những bụi tre đi đánh giặc là những hình ảnh vô cùng quen thuộc, giản dị và gần gũi trong tiềm thức dân tộc Việt. Đồng thời, cây tre chính là biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá những điều đó thông qua văn bản Cây tre Việt Nam.
+ Phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiến thức về tùy bút, tản văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận: + Tùy bút và tản văn là gì? Vì sao tùy bút và tản văn đều xếp vào thể loại tác phẩm kí? Từ đó, nhận ra điểm giống và khác nhau của hai thể loại này. + Tìm hiểu chất trữ tính, cái “tôi” và ngôn ngữ của tùy bút, tản văn thể hiện cụ thể như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe và ghi lại những điều cần ghi nhớ về bài tùy bút, tản văn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả trước lớp. - GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - GV yêu cầu HS phân chia bố cục và khái quát nội dung chính từng phần Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc văn bản và tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài chia sẻ phần chuẩn bị của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
I. ĐỌC TÌM HIỂU VĂN BẢN Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung của VB Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Nhan đề là Cây tre Việt Nam nhưng nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là gì? Điều đó có ý nghĩa sâu sắc như thế nào? + Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ GV giao tìm hiểu về nội dung của VB. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm HS đại diện trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức chính è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hình thức của VB Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi cho HS: Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm để tìm ra những đặc điểm hình thức của VB. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng. |
I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Tùy bút và tản văn a) Khái niệm: Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí, đều là văn xuôi đậm chất trữ tình. - Tùy bút là thể văn xuôi trữ tình ghi chép lại một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. - Tản văn là một dạng bài gắn với tùy bút, là thể thể văn xuôi sử dụng cả tự sự, trữ tình, nghị luận,… nêu lên hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trục tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm cá tính của tác giả.
b) Chất trữ tính, cái “tôi”, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn
2. Tìm hiểu chung a) Tác giả - Tên khai sinh: Hà Văn Lộc. - Quê quán: Tây Hồ, Hà Nội. - Năm sinh – năm mất: 1925 – 1991. - Thể loại sáng tác: Báo chí, bút kí, thuyết minh phim. - Tác phẩm tiêu biểu: Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (1947), Hữu nghị (1955), Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin (1980),…
b) Tác phẩm - Xuất xứ: Viết năm 1955, được dùng làm lời bình cho bộ phim tài liệu cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc chiến đấy chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của dân tộc ta. - Bố cục: + Phần 1: Từ đầu đến “chí khí như người”: Giới thiệu chung về cây tre. + Phần 2: Tiếp đến “chung thủy”: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống, lao động và sản xuất. + Phần 3: Tiếp đến “Việt Nam dân chủ Cộng hòa”: Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. + Phần 4: Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành cùng dân tộc ta trong hiện tại và tương lai. III. Đọc hiểu văn bản 1. Nội dung của văn bản - Nội dung chính của văn bản: tác giả mượn hình ảnh “cây tre Việt Nam” để nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình về con người Việt Nam, đồng thời ca ngợi những phầm chất cao đẹp: anh dũng, cần cù, bền bỉ thủy chung, sống có nghĩa, có tình,... 1.1. Giới thiệu về cây tre - Là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. - Đặc điểm của cây tre: + Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt. + Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. + Tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. - Tre, nưá, trúc, mai, vầu cùng một mầm non mọc thẳng. è Tre thanh cao, giản dị, chí khí như con người. 1.2. Tre gắn bó với con người trong cuộc sống, lao động và sản xuất. - Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm thôn - Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. - Tre là cánh tay của người nông dân. - Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. - Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. - Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. - Tre chung thủy. è Câu kết khái quát tre gắn bó với con người thủy chung suốt cuộc đời. 1.3. Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. - Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. - Tre giữ làng, giữ nước. - Tre hi sinh để bảo vệ con người. - Tre mang khúc nhạc tâm tình. è Tre là tất cả, tre là vũ khí chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. 1.4. Tre vẫn là người bạn đồng hành cùng dân tộc ta trong hiện tại và tương lai. - Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vấn là bóng mát,... èĐoạn kết khẳng định những nét đẹp phẩm chất, khí phách của cây tre cũng chính là những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam 2. Hình thức của văn bản 2.1. Biện pháp tu từ Tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhưng chủ yếu là biện pháp nhân hóa và điệp ngữ nổi bật hơn hẳn: - Biện pháp nhân hóa: Trong đoạn “Tre xung phong vào xe tăng... Tre, anh hùng chiến đấu!” nhằm biểu đạt sự thân thiết, tre với người như một; tre là người và người như tre, cũng chung những hành động và phẩm chất cao đẹp như nhau,... - Biện pháp điệp ngữ: + Việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” ở phần (2) có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa cùng sự xuất hiện của cây tre trong đời sống con người Việt Nam. + Trong đoạn “Nhạc của trúc,... sáo trúc vang lưng trời...”: điệp ngữ Nhạc của trúc, nhạc của tre..., điệp cấu trúc câu Diều bay, diều lá tre bay lưng trời... Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời... đã tạo nên nhịp điệu bay bổng, lên xuống uyền chuyển, mềm mai không chỉ của âm thanh mà còn là hình ảnh bay lượng của những con diều sáo những trưa hè. III. Tổng kết 1. Nội dung Bài tùy bút đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị, phù hợp với cảm hứng ca ngợi cây tre, ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người và dân tộc Việt Nam. Qua đó, ta thấy được tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả giành cho cây tre – biểu tượng của đất nước Việt Nam.
2. Nghệ thuật - Giọng văn biểu cảm, tâm tình. - Ngôn ngữ giàu chất thơ. - Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng. - Phối hợp linh hoạt các biện pháp nhân hóa và điệp ngữ |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 Cánh Diều bản mới nhất bài 9: Ôn tập văn bản: cây tre. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo