Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 cánh diều ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - CD

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”

Có cô Tấm náu mình trong quả thị,

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

 

Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất

“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng

Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.

Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.

 

Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu

Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.

Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,

Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng…

(Trích Bài thơ Quê Hương – Nguyễn Bính)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2 (0.5 điểm): Kể tên ít nhất 2 truyện cổ hoặc 2 câu ca dao được gợi nhớ trong khổ thơ 1 và 2.

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ

Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc?

PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với những di sản tinh thần của dân tộc?

Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du.

Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng giò bất kỳ

Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Ngày xuân em hãy còn dài,

xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt của văn bản: Biểu cảm

0.5 điểm

Câu 2

- Ba truyện cổ tích được gợi ra trong khổ 1: Cây khế, Tấm Cám, Thạch Sanh.

0.5 điểm

Câu 3

- Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp ngữ

- Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu. Qua đó nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc, quê hương.

1.0 điểm

Câu 4 

- Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào.

1.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (7.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1:

  • Giải thích:

+ Di sản tinh thần: là những di sản chứa đựng nét đẹp tinh thần mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp.

  • Tai sao phải giữ gìn, bảo vệ các di sản tinh thần của dân tộc?

+ Biểu hiện của lòng yêu nước.

+ Di sản tinh thần có giá trị to lớn về nhiều mặt, đánh mất những di sản này là làm nghèo nàn đất nước

+ Di sản tinh thần tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ

  • Việc giữ gìn bảo vệ di sản tinh thần của giới trẻ hiện nay

+ Về mặt tích cực: thế hệ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực: quảng bá di sản tinh thần của dân tộc với bạn bè quốc tế,…

+  Về mặt tiêu cực: Một bộ phận thờ ơ với những giá trị về mặt truyền thống của dân tộc, đề cao những giá trị văn hóa du nhập của nước ngoài,…

  • Liên hệ bản thân

2.0 điểm

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Trao duyên.

- Giải quyết vấn đề

a. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)

- Lời nói:

+ "Cậy": đồng nghĩa với "nhờ", ngoài ra còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi mang được những sự tin tưởng về sự giúp đỡ đó. -> Âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói.

+ + "Chịu": đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng mang một ý nghĩa nặng hơn đó là bắt buộc phải chấp nhận, nài ép, không thể không nhận.

- Hành động, cử chỉ

+ Thái độ kính cẩn, trang trọng của người bề dưới đối với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn

+ Hành động của Kiều tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra.

=> Thể hiện sự thông minh khéo léo của Kiều.

b. Những lí lẽ trao duyên của Kiều (10 câu sau)

- Nhắc lại mối tình đẹp đẽ để gợi tình cảm ( 4 câu đầu)

+ đứt gánh tương tư”

+ “mối tơ thừa”

+ “quạt ước, chén thề”

  • Thúy Kiều giãi bày tình cảnh tình duyên  dang dở của mình cho em được hiểu

- Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em:

+ Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”

=>Kiều rơi vào tình cảnh ngang trí, khó xử dẫn đến mối tình dang dở và đầy bất hạnh của Kim – Kiều.

+ Kiều bắt buộc phải chọn giữa tình và hiếu cho nên nàng đã chọn hi sinh chữ tình

+ Thúy Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước

+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non” -> Nhắc đến cả tình cảm ruột thịt của những người cùng huyết thống để thuyết phục em.

+ “Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối” -> Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời.

-> Lời cầu xin đầy lí lẽ và giàu sức thuyết phục khiến cho Vân không thể chối từ.

=> Thông qua tất cả những lý lẽ thấu tình đạt lí mà Kiều đưa ra cho thấy Kiều là một người con gái thông minh và sắc sảo, đầy cảm xúc, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

- Nghệ thuật

+ Sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình, lập luận chặt chẽ

+ Sử dụng các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ

+ Sử dụng các điển tích, điển cố

+ Có sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ

+ Ngôn ngữ tinh tế, chính xác, giàu sức thuyết phục

+   Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.

- Kết luận

+ Khái quát nội dung và giá trị của đoạn thơ. Nêu cảm nhận của em.

- Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 – 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

  

0

2

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

0

2

  

 

 

 

 

 

 

2

Viết

 

 

 

 

0

1

 

1

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

2

0

1

0

1

0

6

6

Điểm số

0

1.5

0

1.5

0

2

0

5

0

10

10

Tổng số điểm

1.5 điểm

15%

1.5 điểm

15%

2.0 điểm

20%

5 điểm

50%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

2

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

  • Kể tên ít nhất 2 truyện cổ hoặc 2 câu ca dao được gợi nhớ trong khổ thơ 1 và 2.

1

 

 

C2

Thông hiểu

 

  

 

 

 

Vận dụng

  • Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc?

1

 

 

C4

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

2

0

 

 

 

Nhận biết

  • Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?

  • Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.

1

 

 

C1,3

 

 VIẾT

2

0

 

 

 

Vận dụng 

  • Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với những di sản tinh thần của dân tộc?

1

 

 

C1 phần tự luận

Vận dụng cao

  • Phân tích 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du

1

 

 

C2 phần tự luận 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 Cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net