Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 cánh diều ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - CD

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

 Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2 (0.5 điểm): Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất”

Câu 3 (1.0 điểm): Hình ảnh 2 hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong xã hội?

Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên?

PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (7.0 điểm): Phân tích Độc tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự

0.5 điểm

Câu 2

- Hạt lúa thứ hai ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất bởi vì nó mong đợi được bắt đầu một cuộc đời mới.

0.5 điểm

Câu 3

-  Hình ảnh hai hạt lúa tượng trưng cho 2 kiểu người:

+ Hạt lúa thứ nhất: kiểu người sống trong mức an toàn, không dám làm gì mạo hiểm.

+ Hạt lúa thứ hai: kiểu người dám sống khác, dám đương đầu với thử thách.

1.0 điểm

Câu 4 

- Anh/chị có thể tự rút ra thông điệp có ý nghĩa cho bản thân mình từ câu chuyện. Ví dụ: Mỗi người hãy dám dấn thân mình, sống một cuộc đời có ý nghĩa.

1.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (7.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích Đọc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí.

- Giải quyết vấn đề

a. Tìm hiểu khái quát về cuộc đời nàng Tiểu Thanh

- Tiểu Thanh là người con gái có thật, sống cách Nguyễn Du 300 năm trước ở đời Minh (Trung Hoa), là người rất thông minh và nhiều tài nghệ.

- Tuy có tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu số phận làm lẽ cô đơn, bất hạnh, hẩm hiu.

- Nàng bị vợ cả ghen, đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ côi cút một mình.

- Trước khi lâm bệnh mất vì buồn rầu năm 18 tuổi, nàng có để lại một tập thơ sau bị vợ cả đốt, hiện chỉ còn sót lại một số bài được tập hợp trong "phần dư"

=> Tiểu Thanh là người con gái tài sắc, bạc mệnh.

b. Phân tích Đọc Tiểu Thanh Kí

- Luận điểm 1: Đọc phần dư dảo thương cảm cho Tiểu Thanh ( hai câu đề)

+ Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) - thành khư (gò hoang) -> Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại.

=> Nguyễn Du mượn sự thay đổi của cảnh sắc để nói lên được sự thay đổi của cuộc sống: Hồ Tây là một cảnh đẹp xưa kia thì giờ đây trở thành một bãi gò hoang.

=> Hai câu thơ thể hiện được sự thương xót của nhà thơ dành cho Tiểu Thanh, người con gái tài sắc nhưng có một cuộc đời thật bạc bẽo. Người mất đi rồi chỉ còn lại cảnh Hồ Tây nhưng nó cũng không còn đẹp như khi nàng còn sống nữa.

- Luận điểm 2: Số phận bi thương uất hận của Tiểu Thanh ( hai câu thực)

+ "Son phấn": vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ.

+ "Văn chương": tượng trưng cho tài năng.

+ “Chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.

=> Triết lí về số phận con người: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân… cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.

=> Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.

- Luận điểm 3: Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh ( hai câu luận)

+ Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp -> mối hận của những người tài hoa mà bạc mệnh

+ Nỗi oan khuất của thân phận người phụ nữ tài hoa trong xã hội phong kiến đầy bất công: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc.

=> Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”.

- Luận điểm 4: Từ cảm thương cho người, tác giả xót thương cho chính mình (hai câu kết)

+ "Tam bách dư niên": Con số mang tính ước lệ, ý chỉ thời gian dài.

+ "Tố Như": Tên chữ của Nguyễn Du

=> Tiếng khóc cho nàng Tiểu Thanh nay đã có tác giả thấu hiểu và giải oan cho nàng, ông băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông. Ý thơ chuyển đột ngột từ “thương người” sang “thương mình” với khát vọng tìm được sự đồng cảm nơi hậu thế.

+ Câu hỏi tu từ: "Người đời ai khóc Tố Như chăng" -> một câu hỏi nhức nhối, da diết, thể hiện nỗi buồn thống thiết, ngậm ngùi cho sự cô độc của chính tác giả trong hiện tại.

=> Tâm trạng hoài nghi, đau khổ, thương người, thương mình của nhà thơ. Tấm lòng nhân đạo mênh mông vượt qua mọi không gian và thời gian.

- Kết luận

+ Khái quát nội dung và giá trị của đoạn thơ. Nêu cảm nhận của em.

- Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 4 điểm – 4.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1 – 1.5 điểm.

5.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

  

0

3

 

 

 

 

 

 

3

Thực hành tiếng Việt

0

1

  

 

 

 

 

 

 

1

Viết

 

 

 

 

  

 

1

 

 

1

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

3

0

0

0

1

0

5

5

Điểm số

0

0.5

0

2.5

0

0

0

7

0

10

10

Tổng số điểm

0.5 điểm

5%

2.5 điểm

25%

0 điểm

0%

7 điểm

70%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

  • Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất”

1

 

 

C2

Thông hiểu

 

  • Hình ảnh 2 hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong xã hội?

1

 

 

C3

Vận dụng

  • Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên?

1

 

 

C4

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1

0

 

 

 

Nhận biết

  • Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

1

 

 

C1

 

 VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

  

 

 

 

Vận dụng cao

  • Phân tích Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du.

1

 

 

C1 phần tự luận 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 Cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net