Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 cánh diều ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - CD

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Em đã tính mà tính không đủ

Em đã lo mà lo chẳng tròn

Làm không nổi, sống coi như chết

Như ăn lá ngón lìa đời

Như nậy đá to đá sập

Vần đá tảng đè tay

Đè tay đè tay phải ngón út

Máu không rớt mà đau tận ruột

Máu không rơi mà buốt tận tim

Đau trong ruột không người đoái hoài

Buốt trong tim thăm hỏi nào ai?

Xót xa em trùm chăn thầm khóc

Cúi mặt nước mắt rỏ

Ngẩng lên hàng lệ rưng

Nước mắt rỏ hai dòng

Rỏ ba dòng

Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ

Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn.

(Trích Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao, Mạc Phi dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1973)

Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Em đã tính mà tính không đủ/ Em đã lo mà lo chẳng tròn”?

Câu 3 (1.0 điểm Nêu tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong hai dòng thơ “Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ/ Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn” ?

Câu 4 (1.0 điểm): Xác định chủ đề của đoạn trích?

Câu 5 ( 1.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích, bạn có suy nghĩ gì về sự cần thiết của tự do yêu đương? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu hãy viết một bài phân tích tâm trạng của nhân vật “em”.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Biểu cảm

1.0 điểm

Câu 2

- Biện pháp: điệp cấu trúc

1.0 điểm

Câu 3

- Tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong hai dòng thơ: “Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ/ Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn”: Nhấn mạnh, làm nổi bật tâm trạng đau khổ vô bờ bến của cô gái.

1.0 điểm

Câu 4 

- Chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau khổ của cô gái khi tình yêu tan vỡ, khi bị ép buộc lấy người mình không yêu. Qua đó, tác giả dân gian bày tỏ sự đồng cảm, nỗi xót thương đối với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ; đồng thời gián tiếp tố cáo hủ tục hôn nhân sắp đặt.

1.0 điểm

Câu 5

Suy nghĩ về sự cần thiết của tự do yêu đương:

– Được tìm hiểu và chọn lựa cho mình một người đồng điệu, một con người mà mình thực sự yêu thương

– Giúp cho tình yêu và hôn nhân được bền vững

– Trao cho con người quyền tự do quyết định, do đó mà tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình, không đổi lỗi hay trách cứ người khác

1.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu hãy viết một bài phân tích tâm trạng của nhân vật “em”.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  1. Mở bài

  • Giới thiệu đoạn trích: “Tiễn dặn người yêu” là một truyện thơ đặc sắc của dân tộc Thái về chủ đề tình yêu và hôn nhân. Đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu là một trong những đoạn trích tiêu biểu, nói về tâm trạng của nhân vật “em” khi bị cha mẹ ép buộc lấy người mình không yêu, và cô phải lìa xa mối tình của mình.

-  Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích tâm trạng của nhân vật “em” được thể hiện qua đoạn trích.

b.   Thân bài 

Ở hai câu thơ đầu, cô gái tự trách mình đã “tính không đủ”, “lo chẳng tròn”, để đến nỗi giờ tình yêu tan vỡ, không có cách gì cứu vãn. Hai câu thơ cũng thể hiện sự bất lực của cô gái. Trong một xã hội mà tập tục hôn nhân sắp đặt được chấp nhận, thì cô gái dù có cố gắng thế nào cũng không thể tính, không thể lo để mọi chuyện theo như ý muốn của mình được.

– Những câu thơ tiếp theo diễn tả tâm trạng đau đớn của cô gái.

+ Nỗi đau là quá lớn. Cô tâm niệm rằng, nếu không đến được với người mình yêu thì cuộc sống sẽ thành vô nghĩa, “sống coi như chết”.

+ Hàng loạt các hình ảnh so sánh ví von được sử dụng để cụ thể hóa nỗi đau ấy: “như ăn lá ngón lìa đời”, “như nậy đá to đá sập”, “vần đá tảng đè tay”. Việc cô bị cha mẹ ép gả, việc cô không đến được với người mình yêu cũng giáng xuống đầu cô như những tảng đá, đè nát cuộc đời cô, như lá ngón, giết chết cuộc đời cô.

+ Nỗi đau đớn tiếp tục được bộc lộ ở những câu tiếp: Nỗi đau ấy không phải là nỗi đau bề ngoài, nỗi đau thể xác, mà nó thương tổn bên trọng, ở trong tận đáy tâm hồn: “đau tận ruột”, “buốt tận tim”.

+ Nỗi đau ấy lại nhân lên gấp bội khi không có người sẻ chia, thấu hiểu: “không người đoái hoài”, “thăm hỏi nào ai”. Hình ảnh cô gái hiện lên thật đơn độc, tội nghiệp: “Xót xa em trùm chăm thầm khóc”.

+ Nỗi đau ấy được hữu hình hóa ở hình ảnh những dòng nước mắt. Đó là một nỗi đau bật ra mạnh mẽ, không kìm nén được, dù cúi xuống hay ngẩng lên thì nỗi đau cũng khiến cho nước mắt tuôn rơi. Biện pháp thậm xưng ở hai câu cuối đẩy nỗi đau lên đến đỉnh điểm: Những dòng nước mắt chảy xuống đủ để “rửa rau muôn rổ”, “rửa rau muôn vườn”. Cô gái như bị nhấn chìm trong nỗi đau khổ của chính mình.

c. Kết luận

- Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ta thấy được những diễn biến tâm trạng của nhân vật “em” khi tình yêu tan vỡ.

– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích khiến ta cảm thấy xót xa, thương cảm đối với thân phận của người phụ nữ xưa, khi họ là nạn nhân của hủ tục cưới xin ép buộc. Nó cũng giúp ta thêm trân quý quyền được tự do yêu đương trong xã hội hiện nay.   

- Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 – 1.5 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

 

 

 

 

0

2

2

Thực hành tiếng Việt

0

1

 

 

 

 

0

1

0

2

2

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

6

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

2

0

1

0

6

10

Điểm số

0

2

0

1

0

6

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

2.0 điểm

20%

1.0 điểm

10%

6.0 điểm

60%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

5

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

2

0

 

C1,2

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

 

1

 

0

 

 

C4

Vận dụng

  • Hiểu được nội dung chính của bài thơ qua đó có thể rút ra được những bài học cho riêng mình.

1

0

 

C5

Vận dụng cao

  • Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và tác dụng của biện pháp đó.

1

0

 

C3

 VIẾT

1

0

 

 

 

 

Vận dụng 

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

 Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

 

 

1

 

0

 

C1 phần viết 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 Cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net