Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ Văn 11 Cánh diều ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 11 cánh diều ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - CD

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành,

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)

Câu 1 (1.0điểm): Khái quát cảm nhận của Xuân Diệu về mùa thu qua hai khổ thơ trên.

Câu 2 (1.0 điểm): Hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Phân tích những đặc sắc của hai câu thơ này.

Câu 3 (1.0 điểm): Nêu cảm nhận của anh/chị về câu “Đây mùa thu tới - mùa thu tới” và vai trò của câu thơ này trong khổ thơ.

Câu 4 (2.0 điểm): Đặc điểm thiên nhiên mùa thu ở khổ thơ thứ hai là gì? Nêu cảm nhận của anh/chị về đặc sắc của câu thơ “Những luồng run rẩy rung rinh lá”.

PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Trình bày cảm nhận của anh chị sau khi đọc tác phẩm Sông Đáy của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Bức tranh thu qua cảm nhận của Xuân Diệu bao trùm vẻ ảm đạm, lạnh lẽo, từ đó toát lên vẻ đẹp hiu hắt của sự tàn lụi, chia li.

1.0 điểm

Câu 2

- Hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân cách hoá. Hình ảnh thơ vừa mang tính tạo hình vừa giàu tính biểu cảm... Lá liễu buông dài vừa được cảm nhận như tóc buồn vừa được ví như ngàn hàng lệ. Xuân Diệu vừa dựng tả dáng vóc vừa diễn tả chiều sâu tâm trạng của rặng liễu cuối thu.,.

- Phân tích đặc sắc của hai câu thơ này, có thể chú ý thêm từ láy âm “đìu hiu”, cách gieo vần lưng liên tiếp (buông xuống), vần chân (tang, hảng)...

1.0 điểm

Câu 3

  • Câu “Đây mùa thu tới - mùa thu tới” cất lời nhắc báo nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình. Lời reo vui khe khẽ hay cũng là tiếng thảng thốt giật mình. Câu thơ chứa nhiều tâm trạng: vừa vui trước mùa thu tới (với những vẻ sắc gợi cảm riêng) lại, vừa buồn, sợ bởi mùa thu sẽ qua, thời gian một đi không trở lại.

 

  • Nhân vật trữ tình gọi nhắc tới hai lần, chứng tỏ rất thiết tha, ấn tượng trước việc mùa thu tới.

- Câu thơ này có vai trò như bản lề trong khổ thơ. Nó nối kết hai câu thơ trên với câu thơ dưới - những tín hiệu báo mùa thu tới.

1.0 điểm

Câu 4 

  • Khổ thơ miêu tả thiên nhiên vào thời gian cuối thu. Đặc điểm bao trùm cảnh vật ở đây là tàn lụi, lạnh lẽo. cần chú ý hình ảnh hoa, lá, sự biến chuyển sắc màu, cái lạnh ngấm vào tận xương của cành nhánh khô gầy...

- Phân tích câu thơ “Những luồng run rẩy rung rinh lá” cần chú ý thủ pháp đảo ngữ (khác với “Những luồng lá run rẩy rung rinh” như thế nào?)! Nhà thơ không chỉ miêu tả phiến lá run rẩy rung rinh trong gió lạnh mà còn cảm nhận nỗi run rẩy rung rinh của gió cuối thu trên mặt lá... Câu thơ còn thể hiện nét đặc sắc ở nghệ thuật láy phụ âm “r” như truyền cảm giác cho người đọc.

2.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Trình bày cảm nhận của anh chị sau khi đọc tác phẩm Sông Đáy của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu tác giả và tác phẩm: Nguyễn Quang Thiều và tác phẩm Sông Đáy.

- Giải quyết vấn đề

+ Khái quát về dòng sông Đáy trong tuổi thơ cũng như hiện tại của tác giả.

+ Sông Đáy gắn với hình ảnh của người mẹ

+ Sông Đáy với hình ảnh “em”

+ Sông Đáy trong tâm tưởng của tác giả

.- Kết luận

+ Khẳng định vấn đề

- Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 – 1.25 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

 

 

0

3

 

 

 

 

 

 

3

Thực hành tiếng Việt

0

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Viết

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

3

0

0

0

1

0

5

5

Điểm số

0

1

0

4

0

0

0

5

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

4.0 điểm

40%

0 điểm

0%

5 điểm

50%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

  • Khái quát cảm nhận của Xuân Diệu về mùa thu qua hai khổ thơ trên.

1

 

 

C1

Thông hiểu

 

  • Nêu cảm nhận của anh/chị về câu “Đây mùa thu tới - mùa thu tới” và vai trò của câu thơ này trong khổ thơ.

1

 

 

C3

 

Vận dụng

Đặc điểm thiên nhiên mùa thu ở khổ thơ thứ hai là gì? Nêu cảm nhận của anh/chị về đặc sắc của câu thơ “Những luồng run rẩy rung rinh lá”.

1

 

 

C4

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1

0

 

 

 

Nhận biết

  • Hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Phân tích những đặc sắc của hai câu thơ này.

1

 

 

C2

 

 VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

Vận dụng cao

  • Trình bày cảm nhận của anh chị sau khi đọc Sông Đáy của nhà thơ  Nguyễn Quang Thiều.

 

1

 

 

C1 phần tự luận 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 Cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net