PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Câu 1 (1.0 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Câu 2 (1.0 điểm): Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng những biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
“Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen?”
Câu 3 (1.0 điểm): Qua bài thơ em hiểu nghĩa của từ chân quê như thế nào?
Câu 4 (2.0 điểm): Từ bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? (trả lời trong khoảng 10 dòng)
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích vẻ đẹp của cô Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải.
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 |
| 1.0 điểm |
Câu 2 | - Nhà thơ sử dụng biện pháp liệt kê (trang phục của cô gái) và câu hỏi tu từ kết hợp với điệp ngữ “Nào đâu” => Tác dụng: Nhấn mạnh sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái làm mất đi cái gốc mộc mạc, đằm thắm của chốn thôn quê và tâm trạng xót xa trách móc, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy | 1.0 điểm |
Câu 3 | “Chân quê” nghĩa là hồn quê đích thực, là tính cách, vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm của quê hương | 1.0 điểm |
Câu 4 |
+ Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Đó là kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. + Nhưng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là từ chối tiếp nhận tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. + Muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải có bản lĩnh văn hóa, một mặt phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những gí trị của các nền văn hóa khác để làm giàu có thêm nền văn hóa nước nhà | 2.0 điểm |
B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận | 0.5 điểm |
Phân tích vẻ đẹp của cô Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải Hướng dẫn chấm:
| 0.5 điểm |
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
+ Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khải và hoàn cảnh sáng tác Một người Hà Nội. - Giải quyết vấn đề Vẻ đẹp của nhân vật chính - cô Hiền: + Cô xuất thân trong một gia đình gia giúp, giàu có, nề nếp, lò người Hà Nội gốc + Cô có ngoại hình đẹp, yêu kiều + Thông minh hơn người, yêu văn chương yêu nghệ thuật + Cô Hiền có vẻ đẹp kiêu kù của người Hà Nội gốc. + Cô có lối sống ngay thẳng, dám bộc lộ quan điểm của bản thân dù trong hoàn cảnh nào. + Dù thời đại có biến chuyển, xã hội có phốn biến chất thì cô vẫn luôn giữ được cho mình lối sống đẹp + Cô vẫn luôn giữ mối quœn hệ với những văn nhân, nghệ sĩ, luôn nuôi dưỡng cho tâm hồn mình, luôn biết yêu và trân trọng vẻ đẹp tinh thôn. + Trong gia đình nhỏ, cô là người vợ đảm đang, tháo vát. + Cô một tay quán xuyến mọi việc lớn nhỏ trong nhà, từ kiếm tiền nuôi gia đình lộn giữ lửa cho ngôi nhà. + Với con mình, cô là người mẹ mẫu mực, nghiêm khắc. Cô dạy các con từ cách ngồi, cách ăn, cách nói chuyện, đi đứng và đặc biệt là cách sống. + Cô dạy con phải có trách nhiệm với đất nước nên dù đau lòng cô vẫn chấp nhận để con ra chiến trường bảo vệ đất nước.
.- Kết luận + Khẳng định vấn đề - Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 – 1.5 điểm. | 3.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 3 |
|
|
|
|
|
| 3 | ||
Thực hành tiếng Việt | 0 | 1 |
|
|
|
|
|
| 1 | ||
Viết |
|
|
|
|
| 1 |
|
| 1 | ||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 5 | 5 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 5 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 4.0 điểm 30% | 0 điểm 0% | 5 điểm 50% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 3 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
|
| 1 |
|
| C1 |
Thông hiểu
| Qua bài thơ em hiểu nghĩa của từ chân quê như thế nào? | 1 |
|
| C3 | |
Vận dụng | Từ bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? (trả lời trong khoảng 10 dòng) | 1 |
|
| C4 | |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT | 2 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết |
“Nào đâu cái yếm lụa sồi Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen?” | 1 |
|
| C2
|
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng cao |
|
1 |
|
| C1 phần tự luận |