PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì ?
Câu 2 (1.0 điểm): Đối tượng miêu tả của đoạn kí ? Đối tượng ấy hiện lên như thế nào qua đoạn văn ?
Câu 3 (1.0 điểm): Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ gì ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ?
Câu 4 (1.0 điểm): Nhân vật “tôi” hiện lên như thế nào trong đoạn văn?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (6.0 điểm): Phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 |
| 0.5 điểm
0.5 điểm |
Câu 2 | - Đối tượng miêu tả của đoạn kí là: Sông Hương ở thượng nguồn - Dòng sông được hiện lên với vẻ độc đáo + Dòng chảy phong phú: vừa mãnh liệt vừa dịu dàng, say đắm + Dòng sông mang vẻ đẹp nữ tính: từ cô gái di-gan đến người mẹ phù sa + Dòng sông mang vẻ đẹp kín đáo với tâm hồn sâu thẳm | 1.0 điểm |
Câu 3 | - Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ là: đối lập (tương phản), so sánh, nhân hóa. - Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy là: + Nghệ thuật đối lập (tương phản) nhằm làm nổi bật vẻ độc đáo của dòng sông + Nghệ thuật so sánh, nhân hóa khiến sông Hương trở nên sinh động, có hồn, dòng sông gần với tâm hồn của con người xứ Huế. | 1.0 điểm |
Câu 4 | Nhân vật “tôi” hiện lên rõ nét trong đoạn trích: - Kiến thức phong phú, am tường về Huế - Trí tưởng tượng phong phú độc đáo, mãnh liệt - Ngôn ngữ phong phú, tài hoa - Tình yêu đối với xứ Huế | 1.0 điểm |
B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận | 0.5 điểm |
Phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Hướng dẫn chấm:
| 0.5 điểm |
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
- Trong tác phẩm, tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô chắc chắn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả II. Thân bài 1.Thế nào là bi kịch? - Bi kịch: Sự mâu thuẫn, đối lập giữa hiện thực đời sống với khát vọng con người - Bi kịch của Vũ Như Tô: Sự mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật cao cả với hiện thực đời sống của nhân dân 2. Bi kịch của Vũ Như Tô
a. Bi kịch bởi khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô mâu thuẫn với hiện thực đời sống - Vũ Như Tô là người nghệ sĩ tài ba với lí tưởng nghệ thuật cao cả + Là người “ngàn năm chưa dễ có một” + Tài năng của ông được thể hiện: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ” + Mong muốn và hòa bão của ông chính là xây dựng cho đát nước một tòa lâu đài vĩ đại và bền vững ⇒ khát khao cống hiến tài năng cho đất nước - Tuy nhiên, bi kịch ở chỗ, khát vọng nghệ thuật cao cả ấy của Vũ Như Tô mâu thuẫn với hiện thực đời sống của nhân dân + Vì quá đam mê và chạy theo lí tưởng nghệ thuật của mình, Vũ Như Tô quên mất rằng chính việc xây Cửu Trùng Đài đã cướp đi mồ hôi, nước mắt và tính mạng của bao nhiêu người ⇒ Lí tưởng, ước mơ xây một toà đài cao cả, nguy nga, tráng lệ lại cao siêu, thuần tuý hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân ⇒ Bi kịch b. Bi kịch bởi trong thời khắc nhân dân khởi loạn, Vũ Như Tô vẫn đắm chìm trong mộng tưởng Cửu Trùng Đài - Quân khởi loạn Trịnh Duy Sản giết chết Lê Tương Dực, Đan Thiềm tỉnh táo nhận thức thức sự việc nên khuyên Vũ Như Tô trốn đi ⇒ Vũ Như Tô vẫn u mê chưa hiểu: + Ông hỏi lại : “Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên tội? Làm gì phải trốn?” + Ông vẫn cho là “họ hiểu nhầm” mình và khẳng định thêm lần nữa: “Tôi không trốn đâu” - Khi bị quân sĩ vả miệng, ông vẫn không ngừng say mê về Cửu Trùng Đài: “Đài Cửu trùng sẽ hoàn thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, một cảnh Bồng Lai” - Ông nhất mực cho rằng mình không có tội mà chỉ có công. Luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình, và hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu ⇒ Vũ Như Tô cho đến gần cuối vẫn u mê tin vào mộng tưởng hoài bão của mình mà vẫn không hiểu rằng nhân dân đã vì thứ mộng tưởng ông cho là cao cả mà đổ mồ hôi, công sức và cả tính mạng ⇒ Bi kịch c. Bi kịch bởi khi nhận ra được khát vọng nghệ thuật của mình mâu thuẫn với hiện thực thì Cửu Trùng Đài đã bị đốt - Khi Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô vẫn nói: “Vô lí! Vô lí” - Vỡ mộng, Vũ Như Tô chỉ rú lên căm giận: “Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!” - Mộng lớn tan tành cùng Đan Thiềm, người nghệ sĩ tài hoa phải chịu số phận ra pháp trường ⇒ Vũ Như Tô là một nhân vật chịu nhiều tấn bi kịch III.Kết bài - Khái quát lại tấn bi kịch mà Vũ Như Tô phải gánh chịu trong tác phẩm - Bi kịch của Vũ Như Tô đặt ra bài học về khát vọng nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính chỉ có thể tồn tại nếu không đi ngược lại với thực tế đời sống - Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 – 1.5 điểm. | 4.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 2 |
|
|
|
| 0 | 3 | 3 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
Viết |
|
|
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 1 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 6 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.
| 1 | 0 |
| C1 |
Thông hiểu
|
| 2 | 0 |
|
C2,4
| |
|
|
|
| |||
Vận dụng cao |
| 1 | 0 |
| C3 | |
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện
| 1 | 0 |
| C1 phần tự luận |