Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Cánh diều ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 8 cánh diều ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CD

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng. Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than. Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát… 

(Quà tặng cuộc sống)

Câu 1. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt nào được dùng trong câu chuyện trên?

Câu 2. (0.5 điểm) Vì sao khi đồng ý đi theo người nuôi trai, hạt cát lại bị bạn bè chế giễu?

Câu 3. (1.0 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?

Câu 4. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 9 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về kết thúc của câu chuyện trên.

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1. (6.0 điểm) Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mải chơi, không những sức học giảm sút và mà còn phạm rất nhiều sai lầm. Hãy viết bài văn nghị luận xã hội trình bày quan điểm của em về vấn đề này.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt được dùng trong câu chuyện: Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

0.5 điểm

Câu 2

- Khi đồng ý đi theo người nuôi trai, hạt cát bị bạn bè chế giễu vì cho rằng như vậy không đáng, cậu thật ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ.

0.5 điểm

Câu 3

- Ý nghĩa của câu chuyện: Từ hạt cát bình thường trở thành hạt ngọc trai lung linh, đắt giá, câu chuyện đã cho thấy nếu muốn thành công thì chúng ta phải trải qua được những khó khăn, thử thách. 

1.0 điểm

Câu 4

- HS viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về kết thúc của truyện, gợi ý làm rõ qua một vài ý sau:

+ Hạt cát khi trải qua khó khăn, gian khổ đã trở thành hạt ngọc lung linh, còn những hạt cát nhát gan, sợ hãi thì chỉ là những hạt cát. Từ đó thấy được muốn thành công thì cần dấn thân, đối mặt với khó khăn, thử thách.

+ Ý chí và sự dũng cảm dám đương đầu với khó khăn, thử thách là điều quan trọng chúng ta cần rèn luyện.

+ Bày tỏ cảm xúc của bản thân.

2 điểm

B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Quan điểm của em về vấn đề: Tác hại của trò chơi điện tử đối với học sinh.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

- Đặt vấn đề

- Giải quyết vấn đề:

+ Trò chơi điện tử là gì? (Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí được ra đời dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử.)

+ Thực trạng nghiện trò chơi điện tử ở học sinh? 

  • Trò chơi điện tử phổ biến và ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt đối với học sinh. Những quán internet mọc lên như nấm trên khắp các nẻo đường, con phố thậm chí cả thôn xóm, ở đâu cũng thấy hình ảnh học sinh xếp hàng dài, say mê, chăm chú vào màn hình máy tính.

  • Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra. Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành, bỏ ăn, bỏ ngủ, chơi mọi lúc mọi nơi,...

+ Nguyên nhân của việc nghiện trò chơi điện tử? 

  • Do sự phát triển của internet, ban đầu đây chỉ là trò chơi để mọi người giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng nhưng so sự đa dạng, phong phú và có sức hút mạnh với giới trẻ nên một bộ phận không nhỏ học sinh bị sa đà.

  • Do ý thức của bản thân, ham mê quá mức và chưa xác định được động cơ, mục đích học tập, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, thiếu sự tự chủ trong nhận thức. Chơi game có phần thưởng và có thể kiến tiền nên trò chơi điện tử đã đánh trúng tâm lí và tính hiếu thắng của người chơi, tâm lí thích chinh phục nên lại ngày càng lún sâu.

  • Do cha mẹ quá nuông chiều, buông lỏng, không quan tâm đến con nên khiến trẻ con ham chơi và dễ bị sa ngã.

  • Do sự thiếu hụt của không gian vui chơi lành mạnh cho học sinh, tình trạng covid kéo dài học sinh chỉ ở nhà và học online cũng là nguyên nhân lớn cho tình trạng nghiện game nghiêm trọng bộ phận các bạn học sinh.

+ Tác hại của trò chơi điện tử đối với học sinh?

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe: do ngồi máy tính quá lâu nên mắt bị mỏi, cận thị, sức khỏe thể trạng ngày càng giảm sút. 

  • Ảnh hưởng đến tâm lí: tâm lí học sinh trowrneen không ổn định do sự tác động của của bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dẽ rơi vào thế giới ảo và có những hành vi bất thường.

  • Tiêu tốn tiền bạc của gia đình, để tiền chơi điện tử dẫn đến nhiều thói hư tật xấu khác như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc và thậm chí là giết người do hoang tưởng.

  • Việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề, do chơi game không học nên kết quả học tập kém, tình trạng bỏ học, trốn học và không làm bài tập về nhà ngày càng diễn ra phổ biến.

+ Giải pháp khắc phục, lời khuyên: 

  • Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự giác, chơi game như một biện pháp để giải  nhưng đảm bảo quy định về thời gian, không ảnh hưởng đến học tập.

  • Có sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội: Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình thật chặt chẽ, nhà trường xây dựng và tổ chức sân chơi bổ ích, lành mạnh thu hút học sinh. 

  • Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát các dịch vụ điển tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm.

- Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 - 1.5 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

0

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Viết

 

 

 

 

0

1

 

1

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

1

0

1

0

5

5

Điểm số

0

1

0

1

0

2

0

6

0

10

10

Tổng số điểm

1 điểm

10%

1 điểm

10%

2 điểm

20%

6 điểm

60%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Vì sao khi đồng ý đi theo người nuôi trai, hạt cát lại bị bạn bè chế giễu?

1

 

 

C2

Thông hiểu

 

Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?

1

 

 

C3

 

Vận dụng

Viết đoạn văn (9 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về kết thúc của câu chuyện trên.

1

 

 

C4

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1

0

 

 

 

Nhận biết

Phương thức biểu đạt nào được dùng trong câu chuyện trên? 

 

1

 

 

C1 

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng cao

Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mải chơi, không những sức học giảm sút và mà còn phạm rất nhiều sai lầm. Hãy viết bài văn nghị luận xã hội trình bày quan điểm của em về vấn đề nào?

1

 

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net